2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 quy định:
"Điều 23
Nhà nước có chính sách khuyến khích việc sưu tầm, biên soạn, dịch thuật, thống kê, phân loại và lưu giữ các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian của cộng đồng các dân tộc Việt Nam để lưu truyền trong nước và giao lưu văn hoá với nước ngoài."
Tác phẩm học là công trình sáng tạo của nhà văn, sử dụng phương tiện là ngôn ngữ, nghệ thuật hình ảnh để gửi thông điệp về con người và đời sống. Ví dụ: truyện ngắn Chí phèo của nhà văn Nam Cao, tác phẩm "Tắt đèn" của nhà văn Ngô Tất Tố,...
Tác phẩm nghệ thuật là các đối tượng được tạo ra bởi một cá nhân thông qua việc áp dụng một tập hợp các ý tưởng, khái niệm và kỹ thuật cho mục đích thẩm mỹ hoặc nghệ thuật. Những đồ vật này có thể là vật chất hoặc phi vật chất, như tác phẩm tranh ảnh, tác phẩm kiến trúc, vở kịch, tác phẩm văn học hoặc tác phẩm âm nhạc. Ví dụ: Bức tranh "Thiếu nữ bên hoa huệ" của họa sĩ Tô Ngọc Vân, bài hát "Tiến Quân ca" của nhạc sĩ Văn Cao,...
Tác phẩm khoa học bao gồm họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, các loại công trình khoa học và kiến trúc.
Truyền miệng là sự ghi nhớ bằng cách nhập tâm và phổ biến bằng lời nói hoặc trình diễn cho người khác xem, nghe. Văn học dân gian khi được phổ biến lại, đã thông qua lăng kính chủ quan (bộ não người) nên thường được sáng tạo thêm. Văn học dân gian thường được truyền miệng theo không gian (từ vùng này qua vùng khác), hoặc theo thời gian (từ đời trước đến đời sau). Quá trình truyền miệng của văn học dân gian chủ yếu thông qua diễn xướng dân gian. Các tác phẩm ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian của cộng đồng các dân tộc Việt Nam phải kể đến như các câu truyện cổ tích, truyền thuyết, truyệt dân gian, các bài vè, thành ngữ, tục ngữ ca dao,... Ví dụ: truyền thuyết thánh gióng, truyền thuyết sơn tinh - thủy tinh,...
Theo quy định của Luật Di sản văn hóa, Nhà nước có chính sách khuyến khích việc sưu tầm, biên soạn, dịch thuật, thống kê, phân loại và lưu giữ các tác phẩm kể trên để lưu truyền trong nước và giao lưu văn hoá với nước ngoài. Đây là biện pháp vừa quảng bá nét đẹp văn hóa dân tộc vừa góp phần giữ gìn và phát huy các loại hình nghệ thuật này.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật Di sản văn hóa?
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh