Bảo vệ và phát huy những thuần phong mỹ tục trong lối sống, nếp sống của dân tộc?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:51 (GMT+7)

Bảo vệ và phát huy những thuần phong mỹ tục trong lối sống, nếp sống của dân tộc

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 quy định:

"Điều 22

Nhà nước và xã hội bảo vệ, phát huy những thuần phong mỹ tục trong lối sống, nếp sống của dân tộc; bài trừ những hủ tục có hại đến đời sống văn hoá của nhân dân."

Lối sống, nếp sống là một trong những yếu tố cơ bản để tạo nên đời sống xã hội. Lối sống nếp sống phản ánh các chuẩn mực xã hội, mang tính khuôn mẫu và đóng vai trò quyết định, chi phối các mối quan hệ trong xã hội.

Chuẩn mực đạo đức được hiểu là hệ thống các quy tắc, yêu cầu của xã hội đối với mỗi cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định tính chất, mức độ, phạm vi, giới hạn của cái có thể, cái được phép, cái không được phép hay cái bắt buộc phải thực hiện trong hành vi của mỗi người nhằm củng cố, bảo đảm sự ổn định, giữ gìn trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội...     

Một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam là lòng nhân ái, khoan dung, tinh thần yêu chuộng hòa bình và thái độ hòa hiếu với bên ngoài, được thể hiện tập trung nhất ở hành vi ứng xử giữa người với người trong mọi thời kỳ lịch sử. Đất nước Việt Nam, con người Việt Nam đã phải hứng chịu nhiều hậu quả của chiến tranh, nên hơn ai hết, nhân dân ta thiết tha với hòa bình, độc lập, tự do. Chuyện vua Lê Thái Tổ sau khi chiến thắng kẻ thù xâm lược đã trả gươm thần cho rùa thiêng biểu thị nguyện vọng của hòa bình của dân tộc Việt Nam. Thủ đô Hà Nội, trái tim của cả nước đã được UNESCO công nhận là thành phố hòa bình năm 1998. Bên cạnh đó, nếp sống thanh lịch ẩn chứa một triết lý sống của người Việt Nam. Đó là biết đề cao giá trị tinh thần, cái ý nghĩa, cái hương, vị của cuộc đời hơn là các giá trị vật chất; đó là văn hóa giao tiếp, ứng xử, trang phục, văn hóa ẩm thực... Sự thanh lịch được thể hiện trong từng lời nói, trang phục và vẻ trang nhã, hài hòa, giản dị.

Hủ tục là phong tục, tập quán đã lỗi thời, lạc hậu, những yếu tố tiêu cực của nó không còn phù hợp với xã hội đương đại, làm cản trở tiến trình phát triển. Những hủ tục mang màu sắc mê tín đã trở thành tội ác, là gánh nặng truyền đời đối với các cộng đồng người, nhất là đồng bào các dân tộc ít người. Một số hủ tục điển hình như: Nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; tổ chức cúng bái khi gia đình có người ốm đau; trong đám tang giết mổ nhiều gia súc, gia cầm gây lãng phí; tổ chức đám cưới, đám tang dài ngày; thói quen uống nhiều rượu làm bê trễ sản xuất; làm chuồng trại gia súc ở gần nhà… gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh, lãng phí của cải. Vì vậy, hủ tục cần được bài trừ khỏi đời sống xã hội, làm cho xã hội trở nên văn mình hơn.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật Di sản văn hóa?

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư