2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
Làng nghề thủ công, y, dược học cổ truyền giá trị văn hoá ẩm thực, trang phục truyền thống và các tri thức dân gian là một bộ phận của di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam. Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 quy định:
"Điều 24
Nhà nước có chính sách khuyến khích việc duy trì, phục hồi và phát triển các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu; nghiên cứu và ứng dụng những tri thức về y, dược học cổ truyền; duy trì và phát huy giá trị văn hoá ẩm thực, giá trị về trang phục truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian khác."
Theo đó, bảo vệ và phát triển di sản văn hóa phi vật thể là:
Thứ nhất, duy trì, phục hồi và phát triển các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu.
Nghề thủ công Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời. Truyền thống đó gắn liền với nền văn minh lúa nước, gắn liền với những cái tên của làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công với những nét độc đáo, tinh xảo và hoàn hoàn mỹ. Nghề thủ công không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế, mà còn chứa đựng nhiều phong tục tập quán, những nét đẹp văn hoá truyền thống của làng quê Việt Nam.
Một số làng nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu như: Làng gốm sức Bát Tràng; làng lụa Hà Đông; làng tranh dân gian Đông Hồ - Bắc Ninh; làng nón Tây Hồ - Huế; làng đá mỹ nghệ non nước - Đà Nẵng; làng dẹt thổ cẩm Châu Giang - An Giang;...
Thứ hai, nghiên cứu và ứng dụng những tri thức về y, dược học cổ truyền.
Y học cổ truyền là ngành Đông y có nguồn gốc xuất phát từ Trung Hoa và Việt Nam. Các thầy thuốc nổi tiếng được xem là bậc tổ của nghề y Việt Nam bao gồm Hải Thượng Lãn Ông và Tuệ Tĩnh.
Ngành y học cổ truyền Việt Nam đã tồn tại hàng trăm năm và đạt được nhiều thành tựu trong phòng ngừa, chữa bệnh bằng thuốc nam, thuốc bắc hay không sử dụng thuốc như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt.
Để bảo vệ và phát triển các tri thức về y, dược học cổ truyền, Nhà nước hoàn toàn khuyến khích việc kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong khám bệnh, chữa bệnh.
Thứ ba, duy trì và phát huy giá trị văn hoá ẩm thực, giá trị về trang phục truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian khác.
Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống. Qua ẩm thực người ta có thể hiểu được nét văn hóa thể hiện phẩm giá con người, trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép tắc, phong tục trong cách ăn uống… Ẩm thực của người Việt không chỉ là những món ăn, công thức chế biến mà đây là một nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống. Chúng được biết đến với những nét đặc trưng như: tính hòa đồng, đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với sự kết hợp nhuần nhuyễn nhiều loại nguyên liệu và gia vị khác nhau nhằm giúp tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong từng món ăn.
Nhắc đến trang phục truyền thống, người Việt Nam tự hào khi giới thiệu Áo dài là quốc phục của nước ta với bạn bè quốc tế. Áo dài thường xuất hiện trong các dịp đặc biệt của người Việt như ngày tết, đám hỏi, đám cưới,... Áo dài trắng là hình ảnh quen thuộc đối với mỗi bạn học sinh, tà áo dài trắng tinh khôi thể hiện vẻ đẹp dịu dàng, trong trẻo, thanh lịch của lứa tuổi học trò. Bên cạnh đó, Áo dài màu tím cũng được xem là biểu tượng của những người con gái Huế dịu dàng, thanh nhã, kín đáo và e ấp.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật Di sản văn hóa?
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh