Hợp tác quốc tế về di sản văn hóa?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:52 (GMT+7)

Hợp tác quốc tế về di sản văn hóa

Quy định của pháp luật Việt Nam về hợp tác quốc tế về di sản văn hóa

Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 quy định hợp tác quốc tế về di sản văn hóa như sau:

Thứ nhất, Nhà nước có chính sách và biện pháp đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia; góp phần phát huy giá trị di sản văn hoá thế giới, tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.

Thứ hai, Nhà nước khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, Nội dung hợp tác quốc tế về di sản văn hoá bao gồm:

- Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;

- Tham gia các tổ chức và điều ước quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;

- Nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ hiện đại trong lĩnh vực bảo quản, tu bổ di tích, xây dựng bảo tàng, khai quật khảo cổ;

- Trao đổi các cuộc triển lãm về di sản văn hoá;

- Hợp tác trong việc bảo hộ di sản văn hoá của Việt Nam ở nước ngoài;

- Đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

Công ước quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa

Đại Hội đồng Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên Hợp Quốc họp tại Paris ngày 17-10 đến 21-11-1972, kỳ họp thứ 17.

Xét rằng: một số tài sản của di sản văn hoá và tự nhiên có một ý nghĩa đặc biệt cần thiết phải bảo tồn như là một yếu tố của di sản thế giới của toàn thể nhân loại. Trước những mối nguy hiểm to lớn và trầm trọng mối đe doạ chúng, toàn thể cộng đồng quốc tế phải tham gia vào việc bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên có giá trị quốc tế đặc biệt, bằng cách viện trợ tập thể mà không phải là thay thế công việc của nước hữu quan để hoàn thành một cách có hiệu quả.

Muốn như vậy phải cần thiết có những điều khoản Công ước mới đặt ra một hệ thống có hiệu lực để cùng nhau bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên có giá trị quốc tế đặc biệt, hệ thống này phải được tổ chức một cách thường xuyên và theo cách phương pháp khoa học và hiện đại.

Do đó, Công ước của Liên hợp quốc về việc bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới ra đời và Việt Nam là một trong những thành viên của công ước này.

Ngoài ra, Việt Nam còn là thành viên của một vài Công ước quốc tế khác liên quan đến di sản văn hóa như:

- Công ước về việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ban hành ngày 17/01/2003;

- Hiến chương Bảo tồn Di sản số ngày 15/01/2003;

- Công ước UNIDROIT về tài sản văn hóa bị đánh cắp hay xuất khẩu trái phép ngày24/01/1995;

- Công ước về việc bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên của thế giới ngày 16/01/1972;

- Công ước về các biện pháp ngăn cấm xuất nhập khẩu và chuyển giao trái phép quyền sở hữu tài sản văn hóa ngày 14/01/1970  

- Khuyến nghị của UNESCO về các nguyên tắc quốc tế áp dụng cho khai quật khảo cổ ("Khuyến nghị New Dehli") ngày 05/01/1956.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật Di sản văn hóa?

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư