Nguồn lực cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:52 (GMT+7)

Nguồn lực cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

Các hội về văn học và nghệ thuật, khoa học và công nghệ

Điều 57 Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 quy định:

" Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các hội về văn học và nghệ thuật, khoa học và công nghệ tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

Nhà nước khuyến khích việc xã hội hoá hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá."

Hội được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Theo đó, để bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, Nhà nước khuyến khích các hội về văn học và nghệ thuật, khoa học và công nghệ tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

Ngoài ra, Nhà nước cùng khuyến khích việc xã hội hoá hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

Xã hội hóa là một khái niệm của nhân loại học và xã hội học được định nghĩa là một quá trình tương tác xã hội kéo dài suốt đời qua đó cá nhân phát triển khả năng con người và học hỏi các mẫu văn hóa của mình. Nói một cách khác, đó chính là quá trình con người liên tục tiếp thu văn hóa vào nhân cách của mình để sống trong xã hội như là một thành viên.

Tóm lại việc xã hội hoá hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá có nghĩa là, Nhà nước khuyến khích từng người dân có ý thức gìn giữ, bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa.

Nguồn tài chính cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

Theo quy định tại Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009, nguồn tài chính dành cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.

Có rất nhiều nguồn kinh phí phục vụ cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa như sau:

Thứ nhất, Ngân sách nhà nước.

Nhà nước ưu tiên đầu tư ngân sách cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt, bảo tàng quốc gia, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử cách mạng và di sản văn hoá phi vật thể có giá trị tiêu biểu.

Thứ hai, các khoản thu từ hoạt động sử dụng và phát huy giá trị di sản văn hoá;

Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích, sưu tập, bảo tàng được thu phí tham quan và lệ phí sử dụng di tích, sưu tập, bảo tàng theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, tài trợ và đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

Việc đóng góp, tài trợ cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá được xem xét ghi nhận bằng các hình thức thích hợp.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật Di sản văn hóa?

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư