Xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định của Luật Di sản văn hóa?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:52 (GMT+7)

Xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định của Luật Di sản văn hóa

Quy định chung

Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 quy định việc xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định của Luật Di sản văn hóa như sau:

Thứ nhất, Người nào phát hiện được di sản văn hoá mà không tự giác khai báo, cố tình chiếm đoạt hoặc có hành vi gây hư hại, huỷ hoại thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; di sản văn hoá đó bị Nhà nước thu hồi.

Thứ hai, Người nào vi phạm các quy định của pháp luật về di sản văn hoá thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của pháp luật về di sản văn hoá thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Xử lý vi phạm hành chính

Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Xử phạt vi phạm hành chỉnh trong lĩnh vực di sản văn hóa được hướng dẫn bởi Mục 5 Chương II và Chương IV Nghị định 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.

Cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị xử lý hành chính theo các hình thức sau:

- Hình thức xử phạt chính:

+ Cảnh cáo;

+ Phạt tiền;

+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn.

- Hình thức xử phạt bổ sung:

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn.

- Và một số biện pháp khắc phục hậu quả khác như:

+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi viết, vẽ, làm bẩn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi sai phạm;

+ Buộc thu hồi giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đối trong trường hợp đã được cấp;

+ Buộc cải chính thông tin sai sự thật,...

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Truy cứu trách nhiệm hình sự là buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện. Người có khả năng nhận thức được hành vi của mình, có khả năng điều khiển được hành vi đó là người có năng lực trách nhiệm hình sự và sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu người đó thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự.

Người nào vi phạm các quy định của pháp luật về di sản văn hoá thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một hoặc một số tội danh sau đây:

+ Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

+ Điều 177. Tội sử dụng trái phép tài sản

+ Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

+ Điều 188. Tội buôn lậu

+ Điều 189. Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

+ Điều 319. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt

+ Điều 345. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật Di sản văn hóa?

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư