2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
"Kết hôn" - "Ly hôn" là hai mặt của đời sống gia đình. Nếu như kết hôn là sự gắn kết giữa hai tâm hồn đồng điệu, giúp cho con người xây dựng tổ ấm hạnh phúc thì ly dị, ly hôn là việc chấm dứt mối quan hệ đó về mặt pháp lý.
Việc ly hôn thường bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như tình yêu ảo mộng, không thực tế, tình hình tài chính của hai vợ chồng không ổn định, mâu thuẫn của nhiều thế hệ: như mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu, ngoại tình, thiếu sự đồng cảm, sẻ chia…, thiếu hiểu biết pháp luật, thiếu đi sự chuẩn bị tâm lý trước khi bước vào hôn nhân….
Qua thời gian, những mâu thuẫn, xung đột tạo thành bức tường vô hình ngăn cách hai con người, khiến cho họ không thể tìm được tiếng nói chung. Những cuộc cãi vã, xô xát ngày càng nhiều khiến cho cả hai bên thực sự mệt mỏi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc, cuộc sống và tâm lý của con cái. Khi đó, ly hôn được coi là giải pháp để giải thoát cho cả hai. Tuy nhiên, việc ly hôn không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của hai người trong cuộc mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của con cái. Do đó, đừng nóng vội, hãy suy nghĩ thật kỹ lưỡng, tham vấn ý kiến của những người xung quanh để có thể đưa ra quyết định tốt nhất.
Luật sư của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn. Bạn có thể GỌI NGAY để được LUẬT SƯ tư vấn MIỄN PHÍ hoặc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thuận tình ly hôn là trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn khi hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.
Trong trường hợp không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Để được ly hôn thuận tình, cả hai vợ chồng cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Hai bên tự nguyện ly hôn
- Hai bên đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.
Người có quyền yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn là cả hai bên vợ, chồng.
Trường hợp này cả hai bên vợ và chồng đã thống nhất được về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân, về quyền nuôi con và chia tài sản khi ly hôn thì có quyền yêu cầu toà án công nhận thuận tình ly hôn.
Hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn bao gồm:
- Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
- Bản sao giấy khai sinh của con;
- Bản sao chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của hai vợ chồng
- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
- Giấy tờ chứng minh về tài sản : Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở (nếu có)…
Bạn chưa biết cách chuẩn bị hồ sơ để nộp cho Toà án? Bạn đang băn khoăn viết đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn như thế nào? HÃY GỌI NGAY cho LUẬT SƯ để nhận được những lời tư vấn tốt nhất.
Xem thêm: Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn?
Tải ngay: Mẫu đơn công nhận thuận tình ly hôn mới nhất năm 2022
Thời gian thông thường giải quyết việc thuận tình ly hôn là khoảng từ 02 - 03 tháng kể từ ngày Toà án thụ lý đơn.
Xem thêm: Hòa giải; công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn?
Người yêu cầu gửi đơn yêu cầu kèm các tài liệu liên quan đến Tòa án nhân dân huyện Trùng Khánh - Cao Bằng tại địa chỉ Thị trấn Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng bằng một trong phương thức sau đây:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án;
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Tại sao đơn yêu cầu của bạn bị Toà án trả lại? Bị Toà án trả lại đơn yêu cầu thì phải làm thế nào? ĐỪNG TIẾC một cuộc gọi, một tin nhắn cho LUẬT SƯ để được tư vấn MIỄN PHÍ.
1. Toà án nào có thẩm quyền giải quyết?
Toà án nhân dân cấp quận/ huyện, nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng có thẩm quyền công nhận thuận tình ly hôn. Trong đó, nơi cư trú bao gồm nơi thường trú và nơi tạm trú.
Tuy nhiên, nếu một trong hai người đang cư trú tại nước ngoài thì Toà án có thẩm quyền công nhận thuận tình ly hôn là Toà án nhân dân cấp tỉnh.
2. Có được vắng mặt trong phiên hoà giải khi thuận tình ly hôn?
Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu ly hôn thuận tình, Toà án sẽ tiến hành hoà giải để vợ chồng đoàn tụ.
- Nếu hoà giải thành, Thẩm phán sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn;
- Nếu hoà giải không thành, Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Ly hôn thuận tình xuất phát từ sự tự nguyện của hai phía, sự thoả thuận về việc chăm sóc, nuôi dưỡng con và giải quyết tài sản. Do vậy, trong phiên hoà giải này, cả hai bên cần phải có mặt để thể hiện sự mong muốn, nguyện vọng của bản thân rằng có muốn đoàn tụ hay không? Do đó, khi thuận tình ly hôn, hai bên vợ, chồng phải cùng có mặt để tham gia phiên hoà giải.
3. Có được vắng mặt khi mở phiên họp thuận tình ly hôn?
Khi Toà án mở phiên họp, các bên phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án.
Vợ/ chồng có thể vắng mặt và đề nghị Toà án giải quyết ly hôn thuận tình vắng mặt. Tuy nhiên, nếu không có yêu cầu đề nghị Toà án giải quyết vắng mặt mà vắng mặt lần thứ hai thì sẽ bị coi là từ bỏ yêu cầu và việc ly hôn thuận tình sẽ bị đình chỉ.
4. Khi ly hôn thuận tình, ai phải nộp lệ phí?
Khi ly hôn thuận tình, cả hai vợ chồng đều yêu cầu ly hôn, do vậy, mỗi người phải chịu 1/2 mức lệ phí.
Nếu hai người có thoả thuận khác về việc nộp lệ phí thì sẽ thực hiện theo thoả thuận của hai người.
5. Lý do, căn cứ yêu cầu Toà án giải quyết công nhận việc ly hôn thuận tình
Những lý do, căn cứ được đưa ra phải là những lý do hợp lý, có tính xác thực và dẫn đến kết quả là cuộc sống vợ chồng không thể hoà hợp, không thể chung sống, mục đích hôn nhân không đạt được.
Đồng thời nộp kèm theo những tài liệu, chứng cứ phù hợp chứng minh các lý do, căn cứ để Toà án có cơ sở để xem xét giải quyết.
6. Những thoả thuận về con cái, tài sản, công nợ
Khi ly hôn thuận tình, cả hai bên đã thoả thuận về việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái và giải quyết về tài sản, công nợ.
Do đó, cả hai cần trình bày với Toà án một cách rõ ràng về việc chia con như thế nào? Ai nuôi con? Ai cấp dưỡng và mức cấp dưỡng là bao nhiêu? Hai vợ chồng có bao nhiêu tài sản chung? Tài sản chung và tài sản riêng được chia như thế nào? Có bao nhiêu khoản nợ và nghĩa vụ trả được thoả thuận ra sao?
Việc trình bày cụ thể, chi tiết, rõ ràng trong đơn về những nội dung trên vừa tiết kiệm thời gian, đồng thời cũng là cơ sở để Toà án xét thấy sự đồng thuận khi ly hôn thuận tình của cả hai bên.
Chi phí của việc ly hôn thuận tình là 300.000 đồng một hồ sơ.
Tuy nhiên, đối với ly hôn thuận tình có giá ngạch thì chi phí ly hôn thuận tình sẽ căn cứ vào giá trị tài sản. Khi đó:
- Chi phí thấp nhất là 300.000 đồng
- Cao nhất là 112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản vượt 04 tỷ đồng nếu giá trị tài sản từ 04 tỷ đồng trở lên.
Xem thêm: Cách tính tạm ứng án phí mới nhất 2022
Làm thế nào để có thể được Toà án công nhận yêu cầu thuận tình ly hôn một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất mà lại tiết kiệm chi phí nhất? Hãy gọi ngay cho LUẬT SƯ để được tư vấn MIỄN PHÍ nhé.
Ly hôn là giải pháp cuối cùng trong đời sống vợ chồng khi các giải pháp khác không còn tác dụng. Vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến của Luật sư - những người am hiểu và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để được tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý cần thiết trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Các luật sư của Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, đã từng tham gia rất nhiều các vụ án lớn nhỏ, sẽ tư vấn, hỗ trợ bạn đầy đủ các vấn đề pháp lý cần thiết liên quan tới ly hôn thuận tình và đưa ra các giải pháp tốt nhất đảm bảo quyền, lợi ích của bạn và con cái bạn.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh