2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Xã hội ngày ngày phát triển, suy nghĩ cởi mở hơn, “ly thân” là thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều trong cuộc sống của các cặp vợ chồng. Có thể nói, ly thân là giải pháp cần thiết để vợ chồng suy nghĩ cặn kẽ, nhìn lại khiếm khuyết của nhau trước khi quyết định ly hôn. Vậy, ly thân có phải ra tòa không? Bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ giải đáp về vấn đề này?
Ly thân là gì?
Ly thân có thể hiểu là vợ chồng vẫn bị ràng buộc với nhau về mặt pháp lý (quyền, nghĩa vụ đối với nhau, con cái, tài sản) nhưng hai vợ chồng, mỗi người có cuộc sống riêng, không ăn ở chung, không sinh hoạt vợ chồng, quan hệ với nhau.
Mục đích của ly thân là gì?
Ly thân là tình trạng xảy ra trước khi vợ chồng đi đến quyết định ly hôn. Vì vậy, mục đích của ly thân là:
- Tạo điều kiện, thời gian để vợ chồng suy nghĩ cặn kẽ, nhìn lại khiếm khuyết, mâu thuẫn của nhau trước khi quyết định ly hôn.
- Giảm bất đồng quan điểm, tránh được bạo lực gia đình, hạn chế gia đình tan vỡ.
Thực tế, nhiều trường hợp, vợ chồng trải qua thời gian ly thân lại trở về sống chung với nhau mà không phải ly hôn. Vì vậy, ly hôn nhằm giúp vợ chồng nhìn nhận lại mối quan hệ vợ chồng một cách nghiêm túc và đúng đắn, tha thứ cho nhau, khắc phục lỗi lầm để củng cố hôn nhân bền vững và quay trở lại bên nhau.
Ly thân có phải ra Tòa không?
Pháp luật hiện hành không có quy định pháp luật nào điều chỉnh về vấn đề ly thân của vợ chồng. Việc vợ chồng ly thân thực chất là hành vi xã hội do lối sống của con người hình thành theo. Vì vậy, ly thân không phải tiến hành bất kỳ thủ tục hành chính nào với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong thời gian ly thân, cả hai vợ chồng vẫn có các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với con cái, tài sản chung. Chỉ khi vợ chồng ly thân nhưng vẫn quyết định đi đến ly hôn, quan hệ vợ chồng mới chấm dứt và được pháp luật công nhận.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh