Bằng bảo hộ giống cây trồng

Thứ hai, 05/06/2023, 16:40:35 (GMT+7)

Bài viết sau đây trình bày về Bằng bảo hộ giống cây trồng

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Quyền đối với giống cây trồng đang là một vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Theo quy định. quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ theo thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nội dung bài viết dưới đây sẽ tập trung phân tích về bằng bảo hộ giống cây trồng và thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo quy định. Hãy tham khảo nội dung bài viết này hoặc GỌI NGAY cho chúng tôi qua số điện thoại: 0908 308 123 để được LUẬT SƯ tư vấn MIỄN PHÍ và cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ giống cây trồng NHANH – TRỌN GÓI – GIÁ RẺ.

Căn cứ pháp lý

- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 (Luật Sở hữu trí tuệ 2005);

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009 (Luật Sở hữu trí tuệ 2009); 

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 16 tháng 6 năm 2022 (Luật Sở hữu trí tuệ 2022)

- Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.

Giống cây trồng là gì?

Căn cứ khoản 5 Điều 2 Luật Trồng trọt 2018 định nghĩa về giống cây trồng như sau: “Giống cây trồng là một quần thể cây trồng có thể phân biệt được với quần thể cây trồng khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất là một đặc tính và di truyền được cho đời sau; đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống; có giá trị canh tác, giá trị sử dụng; bao gồm giống cây nông nghiệp, giống cây dược liệu, giống cây cảnh và giống nấm ăn.”

Theo đó, có thể hiểu giống cây trồng là một nhóm thực vật cùng loài, do con người chọn tạo ra, các các đặc điểm di truyền đồng nhất và ổn định. Vậy quyền đối với giống cây trồng là gì?

Khoản 5 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về quyền đối với giống cây trồng như sau:  "Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu."

Quyền đối với giống cây trồng cũng căn bản là quyền tài sản mang tính vô hình của tổ chức, cá nhân hay chủ thể được bảo hộ quyền. Quyền đối với giống cây trồng gắn với giống cây trồng mới do chủ thể chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

Đặc điểm của quyền đối với giống cây trồng

Thứ nhất, quyền đối với giống cây trồng là quyền bô hình của tổ chức, cá nhân hay chủ thể được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng. Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền đối với giống cây trồng nói riêng với quyền sở hữu các loại tài sản vật chất hữu hình hay tài sản dân sự thông thường. Chủ thể được bảo hộ quyền đối với giống câu trồng khai thác quyền thông qua việc thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các hành vi cụ thể như: quyền sản xuất hoặc nhân giống cây trồng mới từ vật liệu nhân giống hoặc vật liệu thu hoạch của giống cây trồng được bảo hộ trong lĩnh vực quyền đối với giống cây trồng. 

Thứ hai, quyền đối với giống cây trồng gắn với giống cây trồng mới do chủ thể chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT giải thích một số khái niệm sau:

- Chọn tạo giống cây trồng là quá trình lai hữu tính, gây đột biến hoặc áp dụng phương pháp khác để tạo các biến dị nhân tạo và chọn lọc tìm ra biến dị phù hợp với yêu cầu của sản xuất.

- Phát hiện giống cây trồng là hoạt động chọn lọc tìm ra biến dị tự nhiên có sẵn trong quần thể một giống cây trồng hoặc tìm ra nguồn gen mới có sẵn trong tự nhiên;

- Phát triển giống cây trồng là quá trình nhân và đánh giá để chọn ra biến dị hoặc nguồn gen phù hợp với yêu cầu của sản xuất. 

Việc xác lập quyền đối với giống cây trồng trên cơ sở hoàn tất thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo quy định của pháp luật là cơ sở đầu tiên và quan trọng nhất xác định việc chủ bằng bảo hộ giống cây trồng được hưởng quyền sở hữu trong một thời hạn luật định đối với giống cây trồng đó.

Thứ ba, đối tượng bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch. Khoản 26, 27 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã quy định cụ thể về 02 khái niệm này. Theo đó:

- Vật liệu nhân giống là cây hoặc bộ phận của cây có khả năng phát triển thành một cây mới dùng để nhân giống hoặc để gieo trồng

- Vật liệu thu hoạch là cây hoặc bộ phận của cây thu được từ việc gieo trồng vật liệu nhân giống.

Bằng bảo hộ giống cây trồng là gì?

Khoản 24 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung bởi Điều 2 Luật sở hữu trí tuệ 2009 quy định:

Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng.

Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi, bổ sung tại điểm k khoản 82 Điều 1 của Luật sở hữu trí tuệ 2022 thì Bằng bảo hộ Giống cây trồng có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết hai mươi lăm năm đối với giống cây thân gỗ và cây leo thân gỗ; đến hết hai mươi năm đối với các giống cây trồng khác. 

Bên cạnh đó, bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam và trong một số trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật có thể bị đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực theo

Điều 168 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về nội dung được ghi trên bằng bảo hộ giống cây trồng bao gồm:

 - Tên giống và loài cây trồng;

- Tên chủ sở hữu quyền đối với giống cây trồng (sau đây gọi là chủ bằng bảo hộ);

-  Tên tác giả giống cây trồng;

- Thời hạn bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.

Điều kiện chung đối với giống cây trồng được bảo hộ

Căn cứ theo Điều 158 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 64 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 quy định điều kiện chung đối với giống cây trồng được bảo hộ như sau: "Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp."

Tính mới của giống cây trồng

Căn cứ theo Điều 159 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm k khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 quy định về tính mới đối với giống cây trồng được bảo hộ như sau:

Giống cây trồng được coi là có tính mới nếu vật liệu nhân giống hoặc sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng đó chưa được người có quyền đăng ký này hoặc người được phép của người đó bán hoặc phân phối bằng cách khác nhằm mục đích khai thác giống cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký một năm hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký sáu năm đối với giống cây trồng thuộc loài thân gỗ và cây leo thân gỗ, bốn năm đối với giống cây trồng khác.

Luật sở hữu trí tuệ 2022 đã sửa đổi cụm từ "cây nhỏ" thành "cây leo thân gỗ", sự sửa đổi này giúp bao quát được nhiều trường hợp hơn trong thực tiễn.

Bên cạnh đó, điều 6 Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT quy định về tính mới của giống cây trồng như sau: Giống cây trồng được coi là không còn tính mới sau mười hai (12) tháng kể từ ngày được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Giống được phép sản xuất, kinh doanh gồm: giống đã được công nhận chính thức; giống có tên trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; giống được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc công nhận lưu hành đặc cách; giống tự công bố lưu hành được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Trồng trọt.

Tính khác biệt của giống cây trồng

Căn cứ theo Điều 160 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 19 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 quy định tính khác biệt của giống cây trồng như sau:

- Giống cây trồng được coi là có tính khác biệt nếu có khả năng phân biệt rõ ràng với các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi tại thời điểm nộp đơn hoặc ngày ưu tiên nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên.

- Giống cây trồng được biết đến rộng rãi là giống cây trồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Giống cây trồng mà vật liệu nhân giống hoặc vật liệu thu hoạch của giống đó được sử dụng một cách rộng rãi trên thị trường ở bất kỳ quốc gia nào tại thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ;

+ Giống cây trồng đã được bảo hộ hoặc đưa vào Danh mục giống cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào;

+ Giống cây trồng là đối tượng trong đơn đăng ký bảo hộ hoặc đơn đăng ký vào Danh mục giống cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào, nếu các đơn này không bị từ chối.

Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy khi có đơn yêu cầu bảo hộ giống cây trồng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và xem xét đơn phải tiến hành đánh giá, xem xét giống cây trồng đó có đáp ứng điều kiện về tính khác biệt hay không. Hướng dẫn cho quy định này, khoản 1 Điều 6 Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT quy định giống cây trồng được biết đến rộng rãi là giống cây trồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Giống cây trồng mà vật liệu nhân giống hoặc vật liệu thu hoạch của giống đó được sử dụng một cách rộng rãi trên thị trường Việt Nam hoặc ở bất kỳ quốc gia nào tại thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ;

- Giống cây trồng được bảo hộ hoặc được công nhận lưu hành hoặc công nhận lưu hành đặc cách, tự công bố lưu hành, công nhận sản xuất thử, công nhận chính thức tại Việt Nam hoặc thuộc danh mục giống được phép sản xuất kinh doanh ở bất kỳ quốc gia nào;

- Giống cây trồng là đối tượng trong đơn đăng ký nhằm mục đích: bảo hộ giống cây trồng; công nhận lưu hành hoặc công nhận lưu hành đặc cách; danh mục giống ở bất kỳ quốc gia nào, nếu các đơn này không bị từ chối.

Nếu rơi vào bất kỳ trường hợp nào nêu trên thì giống cây trông được xem lại không thỏa mãn điều kiện về tính khác biệt.

Tính đồng nhất của giống cây trồng

Căn cứ theo Điều 161 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định về tính đồng nhất đối với giống cây trồng được bảo hộ như sau: "Giống cây trồng được coi là có tính đồng nhất nếu có sự biểu hiện như nhau về các tính trạng liên quan, trừ những sai lệch trong phạm vi cho phép đối với một số tính trạng cụ thể trong quá trình nhân giống."

Quy định này gắn liền tính đồng nhất của giống cây trồng đối với trạng thái - hay sự biểu hiện như nhau của các tính trạng liên quan - xuất hiện trong quá trình hay trong thời gian nhân giống cây trồng. Về mặt thực tiễn, đánh giá điều kiện tính đồng nhất của giống cây trồng có yêu cầu bảo hộ chỉ có thể kết luận sau khi giống cây trông đã được tiến hành khảo nghiệm kĩ thuật (quy chuẩn quốc tế gọi tắt là khảo nghiệm DIS: Distinctness, Uniformity, Stability). 

Liên quan đến nội dung này, Điều 15 Nghị định 88/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về các hình thức khảo nghiệm kĩ thuật như sau:

"1. Khảo nghiệm kỹ thuật được thực hiện theo 1 trong 4 hình thức sau:

a) Khảo nghiệm kỹ thuật do tổ chức, cá nhân khảo nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định;

b) Khảo nghiệm kỹ thuật do người nộp đơn tự thực hiện;

c) Sử dụng kết quả khảo nghiệm kỹ thuật đã có do người nộp đơn cung cấp;

d) Hợp đồng với tổ chức, cá nhân của nước là thành viên UPOV để khảo nghiệm hoặc để mua kết quả khảo nghiệm đã có.

2. Cơ quan bảo hộ giống cây trồng căn cứ vào đơn đăng ký và điều kiện thực tế để lựa chọn một trong những hình thức khảo nghiệm kỹ thuật quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trường hợp khảo nghiệm kỹ thuật tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam, phải theo quy phạm khảo nghiệm DUS do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành; trường hợp chưa ban hành thì theo quy phạm khảo nghiệm của UPOV.

4. Trường hợp thuộc điểm a khoản 1 Điều này, nếu kết quả khảo nghiệm chưa thỏa đáng, người nộp đơn có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân khảo nghiệm đã thực hiện khảo nghiệm trước đó hoặc tổ chức, cá nhân khảo nghiệm được chỉ định khác thực hiện khảo nghiệm lại và phải nộp phí khảo nghiệm lại theo quy định. Yêu cầu khảo nghiệm lại phải được làm bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do và chứng cứ chứng minh yêu cầu khảo nghiệm lại.

5. Phí khảo nghiệm quy định tại khoản 4 Điều này sẽ được trả lại cho người nộp đơn nếu kết quả khảo nghiệm lại cho thấy lý do và chứng cứ của người nộp đơn đưa ra là đúng."

 Tính ổn định của giống cây trồng

Căn cứ theo Điều 162 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định về tính ổn định đối với giống cây trồng được bảo hộ như sau: "Giống cây trồng được coi là có tính ổn định nếu các tính trạng liên quan của giống cây trồng đó vẫn giữ được các biểu hiện như mô tả ban đầu, không bị thay đổi sau mỗi vụ nhân giống hoặc sau mỗi chu kỳ nhân giống trong trường hợp nhân giống theo chu kỳ."

Tính ổn định được đánh giá thông qua tính đồng nhất với một giống đưuọc coi là ổn định khi chúng đồng nhất qua các vụ đánh giá, tuy rằng, trong trường hợp cần thiết, có thể tiến hành khảo nghiệm tính ổn định bằng việc trồng thế hệ tiếp theo hoặc trồng cây mới và giống có tính ổn định khi những biểu hiện của các tính trạng của chu kì sinh trưởng sau tương tự những biểu hiện của các tính trạng ở chu kì sinh trường trước. 

Tên của giống cây trồng

Căn cứ theo quy định tại Điều 163 Luật Sở hữu trí tuệ được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a, b, c, d khoản 65 Điều 1 của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 thì khi đặt tên cho giống cây trồng cần tuân thủ các quy định sau đây:

- Thứ nhất, tổ chức, cá nhân đăng ký quyền đối với giống cây trồng phải đề xuất một tên phù hợp cho giống cây trồng với cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng, tên đó phải trùng với tên đã đăng ký bảo hộ ở bất kỳ quốc gia thành viên nào của Hiệp hội quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới và quốc gia có ký kết thỏa thuận với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo hộ giống cây trồng. Khoản 3 Điều 163 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung tại điểm b,c khoản 65 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 quy định trong các trường hợp sau đây tên của giống cây trồng được coi là không phủ hợp:

- Chỉ bao gồm các chữ số, trừ trường hợp chữ số liên quan đến đặc tính hoặc sự hình thành giống đó hoặc bao gồm cả tên loài của giống cây trồng đó; 

- Vi phạm đạo đức xã hội;

- Dễ gây hiểu nhầm về các đặc trưng, đặc tính, giá trị của giống đó. So với quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật Sở hữu trí tuệ 2022 đã bổ sung thêm cụm từ "giá trị" vào quy định này. 

- Dễ gây hiểu nhầm về danh tính của tác giả;

- Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày công bố đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng;

- Ảnh hưởng đến quyền đã có trước của tổ chức, cá nhân khác. 

- Tên của giống cây trồng được coi là phù hợp nếu tên đó có khả năng dễ dàng phân biệt được với tên của các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi trong cùng một loài hoặc loài tương tự. 

-  Tên của giống cây trồng không được coi là phù hợp trong các trường hợp sau đây:

+ Chỉ bao gồm các chữ số, trừ trường hợp chữ số liên quan đến đặc tính hoặc sự hình thành giống đó hoặc bao gồm cả tên loài của giống cây trồng đó; 

+ Vi phạm đạo đức xã hội;

+ Dễ gây hiểu nhầm về các đặc trưng, đặc tính, giá trị của giống đó;

+ Dễ gây hiểu nhầm về danh tính của tác giả;

+ Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày công bố đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng;

+  Ảnh hưởng đến quyền đã có trước của tổ chức, cá nhân khác.

- Tổ chức, cá nhân chào bán hoặc đưa ra thị trường vật liệu nhân giống của giống cây trồng phải sử dụng tên giống cây trồng như tên đã ghi trong bằng bảo hộ, kể cả sau khi kết thúc thời hạn bảo hộ.

- Khi tên giống cây trồng được kết hợp với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại hoặc các chỉ dẫn tương tự với tên giống cây trồng đã được đăng ký để chào bán hoặc đưa ra thị trường thì tên đó vẫn phải có khả năng nhận biết một cách dễ dàng.

- Trường hợp tên giống cây trồng đăng ký bảo hộ không phù hợp với các yêu cầu quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng từ chối tên đó và yêu cầu người đăng ký đề xuất tên khác trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày ban hành thông báo. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng ghi nhận tên chính thức của giống cây trồng từ thời điểm cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng. 

Bên cạnh đó, để đảm bảo tên của giống cây trồng được đặt một cách phù hợp, tuân thủ đầy đủ các quy định thì pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành cũng có quy định cụ thể về thẩm định tên giống cây trồng. Theo đó, Điều 13 Nghị định 88/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010 quy định quy định về thẩm định tên giống cây trồng như sau:

Cơ quan bảo hộ giống cây trồng thẩm định sự phù hợp của tên giống cây trồng được đề xuất so với tên của các giống cây trồng cùng loài hoặc loài gần với loài của giống cây trồng đó đã được thừa nhận ở Việt Nam hoặc bất kỳ quốc gia nào có ký với Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

Trường hợp tên giống cây trồng đăng ký bảo hộ không phù hợp theo quy định, cơ quan bảo hộ giống cây trồng thông báo cho người nộp đơn thay đổi tên giống cây trồng theo quy định. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan bảo hộ giống cây trồng, người nộp đơn phải đề xuất tên gọi mới của giống cây trồng phù hợp theo quy định. Quá thời hạn trên, người nộp đơn không đề xuất tên gọi mới phù hợp, cơ quan bảo hộ giống cây trồng có quyền từ chối đơn.

Trường hợp người nộp đơn muốn thay đổi tên giống cây trồng, trong thời gian từ khi nộp đơn đến trước khi cấp bằng bảo hộ, người nộp đơn phải đề nghị đổi tên giống đồng thời đề xuất tên mới cho giống cây trồng đã đăng ký và nộp lệ phí theo quy định.

Cơ quan bảo hộ giống cây trồng có trách nhiệm thông báo mọi thông tin liên quan đến tên giống cây trồng tới cơ quan có thẩm quyền của quốc gia có ký thỏa thuận với Việt Nam về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.

Tên chính thức của giống cây trồng là tên được thừa nhận tại thời điểm ban hành quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng.

Chủ bằng bảo hộ giống cây trồng là ai?

Chủ văn bằng bảo hộ là tổ chức, cá nhân được cấp văn bằng bảo hộ hoặc được chuyển nhượng, thừa kế có quyền sở hữu hợp pháp giống cây trồng. Cụ thể như sau: 

- Tác giả trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng bằng công sức và chi phí của mình. Sự độc lập của cá nhân trong việc chọn, tạo giống để tạo ra giống cây trồng mà không phụ thuộc vào mối quan hệ tài chính hoặc không phụ thuộc vào nguồn tài chính được cấp trong việc chọn, tạo giống để tạo giống cây trồng, là chủ văn bằng bảo hộ được cấp.

- Tổ chức, cá nhân đầu tư cho tác giả chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này. Trong trường hợp này, tổ chức, cá nhân đầu tư cho tác giả là chủ bằng bảo hộ giống cây trồng, tác giả của giống cây trồng vẫn được ghi nhận là tác giả trong bằng bảo hộ giống cây trồng. 

- Tổ chức, cá nhân được chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng. Việc chuyển giao, thừa kế, kế thừa là quyền của chủ bằng bảo hộ được quy định tại Điều 186 Luật Sở hữu trí tuệ.

- Đối với giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng toàn bộ ngân sách nhà nước, quyền đăng ký giống cây trồng được giao cho tổ chức chủ trì nhiệm vụ đó một cách tự động và không bồi hoàn.

- Đối với giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có một phần ngân sách nhà nước, phần quyền đăng ký đối với giống cây trồng tương ứng với tỷ lệ phần ngân sách nhà nước được giao cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn. 

Quyền của chủ văn bằng bảo hộ giống cây trồng

Căn cứ theo quy định tại Điều 186 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 quy định quyền của chủ văn bằng bảo hộ giống cây trồng bao gồm:

+ Sản xuất hoặc nhân giống;

+ Chế biến nhằm mục đích nhân giống;

+ Chào hàng;

+ Bán hoặc thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trường khác;

+ Xuất khẩu;

+  Nhập khẩu;

+ Lưu giữ để thực hiện các hành vi trên.

- Quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng được áp dụng đối với vật liệu thu hoạch thu được từ việc sử dụng bất hợp pháp vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ, trừ trường hợp chủ bằng bảo hộ đã có cơ hội hợp lý để thực hiện quyền của mình đối với vật liệu nhân giống nhưng không thực hiện.

- Ngăn cấm người khác sử dụng giống cây trồng xâm phạm đến quyền đối với giống cây trồng.

- Để thừa kế, kế thừa quyền đối với giống cây trồng và chuyển giao quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

Đây là những quyền cơ bản để chủ bằng bảo hộ giống cây trồng có thể khai thác tối đa những lợi ích cả về vật chất và tinh thần mà quyền đối với giống cây trồng mang lại cho họ.

Nghĩa vụ của chủ văn bằng bảo hộ giống cây trồng