2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Việc bảo hộ bí mật kinh doanh là một điều rất quan trọng, Vậy bảo hộ như thế nào, cơ chế nào được tạo ra để bảo vệ bí mật kinh doanh của một doanh nghiệp, của một cá nhân thì không phải ai cũng chú ý. Chính vì thế, với tư cách là một doanh nghiệp thực hiện dịch vụ pháp lý về bảo hộ các quyền về sở hữu trí tuệ chuyên nghiệp và uy tín hiện nay, chúng tôi – Luật Hoàng Anh cung cấp dịch vụ tư vấn về đăng ký bí mật kinh doanh. Hãy GỌI NGAY để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ hoặc tìm hiểu các thông tin pháp lý cần thiết liên quan để bảo hộ bí mật kinh doanh dưới đây.
Căn cứ theo quy định khoản Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung theo khoản 2 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ 2009 giải thích:
“ Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh”
Bí mật kinh doanhxuất phát điểm từ những ý tưởng nảy suy trong bộ não của con người, được hiểu là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
Điều 84 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:
“Điều 84. Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ
Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.”
- Bí mật kinh doanh không phải là hiểu biết thông thường, tức là công chúng nói chung hay các đối tượng quan tâm không thể tiếp cận, tìm hiểu thông tin bằng các biện pháp, phương tiện thông thường.
- Khi thông tin được bộc lộ, ai cũng biết đến, giá trị thương mại của thông tin và lợi thế cạnh tranh nó đem lại cho chủ sở hữu sẽ không còn. Ví dụ như thông tin về danh sách khách hàng hay các đối tác kinh doanh của một doanh nghiệp cũng được coi là một bí mật kinh doanh của doanh nghiệp đó, vì thông tin có thể đem lại lợi thế cạnh tranh mà không thể hiện yếu tố “trí tuệ” hay “sáng tạo”.
- Chủ sở hữu hay người nắm giữ bí mật kinh doanh có ý thức bảo mật và bảo mật thông tin bằng các biện pháp cần thiết để nhằm ngăn cản công chúng hay các đối thủ cạnh tranh tiếp cận, tìm hiểu, thu thập và phổ biến thông tin. Vì nếu chủ sở hữu không có ý thức bảo mật hoặc chủ động cung cấp thông tin, bí mật kinh doanh cho người khác thì pháp luật không thể bảo hộ trong trường hợp này.
Lưu ý: Các thông tin bí mật sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh:
- Bí mật về nhân thân;
- Bí mật về quản lý nhà nước;
- Bí mật về quốc phòng, an ninh;
- Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.
Theo quy định tại Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở:
+ Có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh
+ Thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó
Theo đó, chỉ cần đáp ứng được 02 điều kiện nêu trên thì bí mật kinh doanh mặc nhiên được bảo hộ, không cần phải đăng ký bảo hộ. Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ hoặc kết quả của hoạt động hợp pháp khác để tìm ra, tạo ra hoặc có được thông tin tạo thành bí mật kinh doanh và bảo mật thông tin đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với bí mật kinh doanh, chủ thể có bí mật kinh doanh phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ thể hiện hoạt động mà trong đó thông tin tạo thành bí mật kinh doanh được tạo ra, tìm ra, có được và biện pháp bảo mật thông tin đó.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 121 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định chủ sở hữu của bí mật kinh doanh như sau:
- Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.
- Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây:
+ Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp
+ Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng theo quy định về nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm
+ Sử dụng dữ liệu bí mật quy định về nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm không nhằm mục đích thương mại
+ Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập
+ Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thỏa thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng.
Điều 121 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định các hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh bao gồm:
- Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó
- Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó
- Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh
- Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền
- Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định về hành vi xâm phạm quyền ở trên
- Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định về nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm
- Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
- Biện pháp bổ sung: Đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm, kể cả hoạt động thương mại điện tử từ 01 tháng đến 03 tháng
- Biện pháp khắc phục
+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm; buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm
+ Buộc loại bỏ thông tin về hàng hóa, dịch vụ vi phạm trên phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, trang tin điện tử
+ Buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
- Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
- Biện pháp bổ sung: Đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm, kể cả hoạt động thương mại điện tử từ 01 tháng đến 03 tháng
- Biện pháp khắc phục
+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm; buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm
+ Buộc loại bỏ thông tin về hàng hóa, dịch vụ vi phạm trên phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, trang tin điện tử
+ Buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
Lưu ý
- Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm trong hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng hóa tại thị trường trong nước. Trong trường hợp xử lý hành vi vi phạm mà xác định được cơ sở sản xuất loại hàng hóa đó thì Quản lý thị trường có thẩm quyền tiếp tục xử lý hành vi vi phạm tại cơ sở sản xuất.
- Hải quan có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm trong hoạt động quá cảnh, nhập khẩu hàng hóa.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp xảy ra tại địa phương theo nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Khi cần thực hiện dịch vụ, Quý Khách hàng có thể liên lạc với Luật Hoàng Anh qua những phương thức tư vấn sau:
- Tư vấn qua điện thoại: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến số hotline: 0908 308 123 để được Luật sư tư vấn qua điện thoại.
- Tư vấn qua thư điện tử (email): Quý Khách hàng vui lòng gửi email cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có) đến địa chỉ thư điện tử luatsu@luathoanganh.vn để được tư vấn, phản hồi qua thư điện tử.
- Tư vấn qua văn bản: Quý Khách hàng vui lòng gửi email cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có) đến địa chỉ thư điện tử luatsu@luathoanganh.vn. Luật Hoàng Anh sẽ soạn thảo văn bản, ký bởi luật sư phụ trách, đóng dấu Công ty Luật và gửi bản cứng đến địa chỉ của Quý Khách hàng. Quý Khách hàng có thể sử dụng văn bản tư vấn của Luật Hoàng Anh trong quá trình làm việc với đối tác, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc các bên liên quan.
- Tư vấn trực tiếp: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến số hotline: 0908 308 123 đặt lịch hẹn gặp Luật sư tại văn phòng để được tư vấn trực tiếp.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh