Quyền tác giả có yếu tố nước ngoài là gì?

Thứ bảy, 03/06/2023, 10:38:33 (GMT+7)

Quyền tác giả là một bộ phận của quyền sở hữu trí tuệ. Quyền tác giả được hình thành nhằm bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể sáng tạo, từ đó thúc đẩy hơn nữa khả năng sáng tạo, đồng thời giúp khai thác một cách có hiệu quả các sản phẩm trí tuệ.

Quyền tác giả là một bộ phận của quyền sở hữu trí tuệ. Quyền tác giả được hình thành nhằm bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể sáng tạo, từ đó thúc đẩy hơn nữa khả năng sáng tạo, đồng thời giúp khai thác một cách có hiệu quả các sản phẩm trí tuệ. Nhận thức được tầm quan trọng của bảo hộ quyền tác giả các quốc gia đã ban hành pháp luật và xúc tiến những thỏa thuận quốc tế về vấn đề này. Vấn để bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài cũng rất được chú trọng. Vậy quyền tác giả có yếu tố nước ngoài là gì?  Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu qua bài viết sau.

Căn cứ pháp lý

- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 (Luật sở hữu trí tuệ 2005);

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009 (Luật sở hữu trí tuệ 2009);

- Luật  sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ ngày 16 tháng 06 năm 2022 (Luật sở hữu trí tuệ 2022).

Quyền tác giả là gì?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ năm 2009) quy định về khái niệm quyền tác giả như sau: "Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu." 

Theo đó có thể hiểu quyền tác giả bao gồm những quyền cụ thể mà pháp luật trao cho tác giả hay chủ sở hữu của một tác phẩm về việc đặt tên tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Sao chép, điều chỉnh hay truyền tải, phổ biến tác phẩm đến với công chúng bằng và việc cho phép người khác tham gia vào quá trình khai thác tác phẩm.

anh-dai-dien

Đặc điểm của quyền tác giả

Quyền tác giả là một bộ phận của quyền sở hữu trí tuệ, do vậy, nó có đầy đủ các đặc trưng của quyền sở hữu trí tuệ. Quyền tác giả còn có những đặc điểm riêng biệt của nó, cụ thể như sau:

  • Thứ nhất, quyền tác giả có đối tượng là những tác phẩm mang tính sáng tạo, được bảo hộ không phụ thuộc vào giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019: “Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa”. Tác phẩm là thành quả lao động sáng tạo của tác giả được thể hiện dưới hình thức nhất định. Mọi cá nhân đều có quyền sáng tạo văn học, nghệ thuật, khoa học và khi cá nhân tạo ra tác phẩm trí tuệ, không phụ thuộc vào giá trị nội dung và nghệ thuật đều có quyền tác giả đối với tác phẩm. Chỉ cần tác phẩm được tạo nên trực tiếp từ lao động trí tuệ của tác giả, không phải sao chép từ người khác, thì khi đó sẽ phát sinh quyền tác giả. Những nội dung thể hiện trong tác phẩm mà đi ngược lại với thuần phong mĩ tục, văn hoá dân tộc,…sẽ không được bảo hộ. Bản chất sản phẩm của lao động trí tuệ mang tính tích luỹ khá cao, không bị hao mòn như tài sản hữu hình. Tác phẩm sẽ được nhiều người biết đến, nếu có nội dung phong phú, đặc biệt, kết hợp bởi giá trị nghệ thuật, khoa học và kinh nghiệm nghề nghiệp của tác giả.

  • Thứ hai, quyền tác giả tập trung bảo hộ hình thức thể hiện của tác phẩm

Pháp luật về quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức chứa đựng tác phẩm khi nó được tạo ra và thể hiện dưới hình thức nhất định mà không bảo hộ nội dung sáng tạo tác phẩm. Quyền tác giả chỉ được giới hạn trong phạm vi thể hiện cụ thể của tác phẩm. Điều đó có nghĩa là, quyền tác giả chỉ phát sinh đối với những tác phẩm có tồn tại và có thể cảm nhận được bằng nhiều cách. Quyền tác giả không bao gồm ý tưởng của tác giả thể hiện trong tác phẩm bởi không một ai có thể biết được một vấn đề đang nằm trong suy nghĩa của người khác nếu chúng không được thể hiện ra. Những ý tưởng, kể cả cách sắp xếp, trình bày đã có trong suy nghĩ của tác giả nhưng chưa được thể hiện ra bên ngoài bằng hình thức nhất định thì không có căn cứ để công nhận và bảo hộ. Sự sáng tạo của tác giả không chỉ đem lại cho tác giả quyền mà còn nhằm chống lại sự sao chép và sử dụng trái phép.

Pháp luật về quyền tác giả không quy định về nội dung đối với tác phẩm được bảo hộ, trong khi quyền sở hữu công nghiệp bảo hộ nội dung của đối tượng. Đối tượng sở hữu công nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện nhất định. Vì lẽ đó, nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học có cùng nội dung nhưng có sự sáng tạo trong hình thức thể hiện đều được pháp luật bảo vệ.

  • Thứ ba, quyền tác giả có cơ chế xác lập tự động

Quyền tác giả được xác lập dựa vào chính hành vi tạo ra tác phẩm của tác giả, không phụ thuộc vào thể thức, thủ tục nào. Ngay từ khi tác phẩm được sáng tạo ra bằng hoạt động lao động trí óc, tác giả được bảo hộ về mặt pháp lý và có các quyền của người sáng tạo. Do quyền tác giả phát sinh dựa trên hoạt động sáng tạo, nên nó được xác lập một cách mặc nhiên ngay khi tác phẩm được thể hiện dưới hình thức khách quan mà người khác có thể nhận biết được. Việc đăng ký quyền tác giả, dó đó, không phải là căn cứ phát sinh quyền tác giả, mà chỉ được xem là có giá trị chứng minh của chủ sỡ hữu quyền tác giả khi có tranh chấp, khiếu nại hay tố cáo.

  • Thứ tư, quyền tác giả không được bảo hộ một cách tuyệt đối

Đối với các tác phẩm đã được công bố, phổ biến và tác phẩm không bị cấm sao chụp thì cá nhân, tổ chức được phép sử dụng tác phẩm của người khác nếu việc sử dụng đó không nhằm mục đích kinh doanh, không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng, khai thác bình thường của tác phẩm, không xâm hại đến các quyền, lợi ích hợp pháp khác của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả như việc sử dụng tác phẩm nhằm mục đích tuyên truyền, cổ động,… thì không bị coi là hành vi xâm phạm quyền của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả.

Tóm lại, dựa vào những đặc điểm nêu trên, ta thấy rõ được bản chất của quyền tác giả cũng như dễ dàng phân biệt quyền tác giả với những nhóm quyền khác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ không những được bảo hộ ở tại nước có công dân sáng tạo ra sản phẩm trí tiệ đó mà còn được bảo hộ ở các nước thành viên của các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ; các thành quả của lao động trí tuệ đều có nâng cao trình độ hiểu biết của mọi người trong đời sống xã hội.

Nội dung quyền tác giả

Nội dung quyền tác giả là tổng hợp các quyền cụ thể của các chủ thể được hưởng quyền này. Chủ thể của quyền tác giả là tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả, vì vậy quyền tác giả không chỉ đơn thuần là quyền của người sáng tạo ra tác phẩm mà còn là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả. Hiện nay, theo quy định pháp luật hiện hành, quyền tác giả bao gồm hai nhóm quyền lớn: quyền nhân thân và quyền tài sản. Mời bạn đọc cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu rõ hơn vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Quyền nhân thân

Dựa trên quy định của pháp luật dân sự, có thể cho rằng quyền nhân thân bao gồm quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản. Các quyền nhân thân không gắn với tài sản là những quyền gắn liền với nhân thân của tác giả và không thể chuyển giao, bao gồm ba quyền: quyền được đặt tên tác phẩm, đứng tên tác phẩm và bảo vệ sự toàn vẹn của nội dung tác phẩm. Các quyền này tồn tại một vách độc lập đối với quyền tài sản, gắn liền với tác gỉa kể cả khi quyền sử dụng, định đoạt tác phẩm được chuyển giao. Các quyền nhân thân không gắn với tài sản được bảo hộ vô thời hạn, khác với những quyền khác được bảo hộ có thời hạn.  Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 của Luật sở hữu trí tuệ 2022 quy định quyền nhân thân bao gồm:

“ 1. Đặt tên cho tác phẩm.

Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này;

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.”

Luật Sở hữu trí tuệ 2022 đã bổ sung thêm quy định sau: “Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này;” Như vậy, ngoài các quyền tài sản, bên nhận chuyển giao còn có thể sử dụng quyền đặt tên tác phẩm theo thỏa thuận với tác giả. Quy định mới đảm bảo các quyền nhân thân vốn có của tác giả, tạo điều kiện hơn cho chủ sở hữu khi cần đổi tên tác phẩm.

Ngoài ra, bên cạnh quyền nhân thân không gắn với tài sản, tác giả còn có quyền nhân thân gắn với tài sản. Đó là quyền cho hay không cho người khác sử dụng tác phẩm của mình.

Quyền tài sản

Theo pháp luật dân sự Việt Nam, quyền tài sản là những quyền có thể trị giá đựợc bằng tiền. Nếu các quyền nhân thân đem lại lợi ích về tinh thần cho tác giả thì các quyền tài sản sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho tác giả. Tác phẩm là thành quả của hoạt động sáng tạo trí tuệ và có cả sự đầu tư chi phí vật chất nhất định. Chi phí vật chất để tạo ra tác phẩm có thể do chính tác giả bỏ ra những cũng có thể là sự đầu tư của người khác. Vì vậy, chủ thể sáng tọa, đầu tư cho tác phẩm là người được hưởng các quyền tài sản để khai thác, thu nhận các lợi ích vật chất từ tác phẩm nhằm bù đắp các kinh phí vật chất đã bỏ ra, tái tại sức lao động để tiếp tục sáng tạo. Căn cứ Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 của Luật sở hữu trí tuệ 2022 quy định quyền tài sản bao gồm:

- Làm tác phẩm phái sinh;

- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà công  chúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm;

- Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

- Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao tác phẩm dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; đ) Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn;

- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, trừ trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chính của việc cho thuê. 

Tóm lại, quyền nhân thân chính là tiền đề để chủ thể được hưởng quyền tài sản. Nếu tác giả không sáng tạo ra tác phẩm của mình, không có các quyền nhân thân đối với tác phẩm của mình thì tác giả không thể có quyền hưởng nhuận bút, thù lao cũng như các lợi ích vật chất khác từ việc khai thác, sử dụng tác phẩm.

Quyền tác giả có yếu tố nước ngoài là gì?

Điều 663 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, cụ thể bao gồm các quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài hoặc và các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài hoặc và quan hệ mà các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài. 

Xem thêm : Dịch vụ tư vấn đăng ký sáng chế tại Hà Nội

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 105 Bộ Luật dân sự 2015, quyền sở hữu trí tuệ cũng được coi là một loại tài sản, do vậy quan hệ dân sự được hiểu bảo gồm cả quan hệ sở hữu trí tuệ. Chính vì vậy có thể thấy quyền tác giả có yếu tố nước ngoài khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Thứ nhất, chủ thể của quan hệ quyền tác giả phải là cá nhân nước ngoài (bao gồm người mang quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch (Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, sửa đổi bổ sung 2014), hoặc pháp nhân nước ngoài: có tư cách pháp nhân và thành lập, công nhận theo pháp luật nước ngoài, hoặc người định cư ở nước ngoài bao gồm người có quốc tịch Việt Nam, người gốc Việt Nam.

- Thứ hai, nếu chủ thể của quyền quyền tác giả là các công dân Việt Nam, cơ quan, tổ chức Việt Nam thì việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quan hệ quyền quyền tác giả xảy ra ở nước ngoài. Tuy nhiên cần lưu ý cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Do do các quan hệ của các bên là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam phát sinh chấm dứt quan hệ về quyền tác giả tại cơ quan đại diện không được xem là có yếu tố nước ngoài. 

- Thứ ba, các bên tham gia là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng quan hệ quyền tác giả tại ở nước ngoài .

Theo đó có thể đưa ra khái niệm quyền tác giả có yếu tố nước ngoài là quyền tác giả của tổ chức, cá nhân có yếu tố nước ngoài được công nhận và bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế. 

Tìm hiểu thêm : Dich vụ tư vấn về quyền với giống cây trồng

Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài

Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài được chia làm 02 trường hợp:

- Tác phẩm bảo hộ theo quy định của Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên. Theo đó, trường hợp này sẽ áp dụng quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên để điều chỉnh việc bảo hộ quyền tác giả.

Hiện nay, Việt Nam đang là thành viên của các Điều ước quốc tế: Công ước Bern, Hiệp định giữa Việt Nam và Hoa Kỳ….

- Trường hợp không có Điều ước quốc tế điều chỉnh: Việc bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài lại Việt Nam được tiến hành trong các trường hợp sau:

+ Tác phẩm được công bố lần đầu tại Việt Nam;

+ Tác phẩm được công bố tại Việt Nam sau thời hạn 30 ngày, kể từ khi tác phẩm được công bố ở các quốc gia khác.

Tác giả, chủ ở hữu quyền tác giả có yếu tố nước ngoài

 Khoản 2 Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 cũng quy định: "Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1 Điều này gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên."

Theo đó, chủ sở hữu quyền tác giả có yếu tố nước ngoài có thể là tổ chức, cá  Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài. Việc bảo hộ quyền tác giả của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam cũng được thực hiện theo các điều ước quốc tế đa phương và song phương.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư