Báo cáo viên trong các cơ sở giáo dục đại học là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:32 (GMT+7)

Báo cáo viên trong các cơ sở giáo dục đại học là gì?

Căn cứ pháp lý

- Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; sau đây gọi chung là Luật Giáo dục đại học.

- Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học.

- Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

- Thông tư số 11/2013/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục ban hành kèm theo Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo.

Khái quát về báo cáo viên và tiêu chuẩn của báo cáo viên trong các cơ sở giáo dục

Tại các xã, phường, thị trấn hiện nay chúng ta thường dễ bắt gặp những người làm công tác tuyên truyền miệng, đưa ra các thông tin chính xác, phù hợp với người dân địa phương; đó cũng chính là những báo cáo viên hay còn gọi là người tuyên truyền viên cơ sở. Thông tin mà báo cáo viên đem lại cho người dân địa phương tương đối nhiều, phủ sóng khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội ví dụ như thông tin về các dự án, về các chương trình phát triển nền kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương họ; thông tin liên quan đến trật tự an toàn xã hội, an ninh, quốc phòng quốc gia; thông tin về các loại sản phẩm, hàng hóa dịch vụ trong sản xuất và đời sống hiện nay; các thông tin về sự cố, tình hình khẩn cấp xảy ra tại địa phương đó, những tình huống có liên quan đến địa phương và nơi làm việc của họ,…

Những báo cáo viên cũng xuất hiện thường xuyên trên giảng đường của các trường đại học, nhưng vai trò của họ chủ yếu là chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến các chuyên đề giáo dục đại học. Cụ thể, các báo cáo viên đó là các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nhân, nghệ nhân, người lao động ở trong và ngoài nước được các cơ sở giáo dục mời báo cáo chuyên đề, kinh nghiệm thực tiễn nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, gắn giáo dục và đào tạo với thực tiễn. Luật Giáo dục đại học quy định khái quát về báo cáo viên tại các cơ sở giáo dục đại học như sau:

Điều 57. Giảng viên thỉnh giảng và báo cáo viên

1. Giảng viên thỉnh giảng trong cơ sở giáo dục đại học được quy định tại Luật Giáo dục.

Giảng viên thỉnh giảng thực hiện các nhiệm vụ và được hưởng các quyền theo hợp đồng thỉnh giảng được ký giữa hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học với giảng viên thỉnh giảng.

2. Cơ sở giáo dục đại học được mời giảng viên thỉnh giảng, mời báo cáo viên là các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nhân, nghệ nhân ở trong nước và nước ngoài.

3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể về giảng viên thỉnh giảng và báo cáo viên.”

- Tiêu chuẩn của báo cáo viên:

+ Có năng lực, am hiểu sâu về lĩnh vực, chuyên ngành được báo cáo;

+ Có lập trường chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành tốt chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Trách nhiệm và quyền của báo cáo viên

1. Trách nhiệm của báo cáo viên:

Trách nhiệm của báo cáo viên được thực hiện theo quy định như trách nhiệm của nhà giáo thỉnh giảng, bao gồm:

- Thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo theo quy định của pháp luật về giáo dục. Giáo viên, giảng viên thỉnh giảng phải thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 69 của Luật Giáo dục. Đó là:

Điều 69. Nhiệm vụ của nhà giáo

1. Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.

2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.

3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

4. Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.”

Giáo viên, giảng viên thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác. Nhà nước khuyến khích việc mời nhà giáo, nhà khoa học trong nước, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài đến giảng dạy tại cơ sở giáo dục theo chế độ thỉnh giảng. Còn báo cáo viên tại các cơ sở giáo dục đại học thường là các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nhân, nghệ nhân ở trong nước và nước ngoài. Bởi trình độ đại học

- Thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan đến hợp đồng thỉnh giảng.

- Thực hiện các cam kết của hợp đồng thỉnh giảng.

- Nhà giáo thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ tại cơ quan, tổ chức nơi mình công tác; đưa kế hoạch thỉnh giảng vào chương trình công tác; phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi mình công tác trước khi giao kết và sau khi chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng.

2. Quyền của báo cáo viên:

- Được cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho hoạt động chuyên môn theo thỏa thuận.

- Được hưởng thù lao theo quy định hoặc theo thỏa thuận.

- Được hưởng các quyền lợi khác trong trường hợp pháp luật có quy định.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục đại học

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư