2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ trên Thế giới mà nhu cầu cho con em đi du học nước ngoài ngày một tăng cao, giúp thế hệ trẻ được tiếp xúc với nhiều môi trường đa dạng, năng động, nâng cao kiến thức. Chính vì vậy mà nhiều trung tâm hỗ trợ, tư vấn du học đã ra đời nhằm đưa những cơ hội này đến gần với mỗi người hơn. Đi kèm với đó thì trung tâm phải được cấp giấy phép con sau khi hoạt động, cụ thể là giấy chứng nhận đăng ký dịch vụ tư vấn du học. Trong đó, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học của nhân sự là không thể thiếu khi tổ chức xin cấp giấy phép tư vấn du học.
Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Căn cứ pháp lý
Luật giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13;
Luật giáo dục đại học số 08/2012/QH13;
Thông tư số 29/2013/BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học;
Quyết định số 05/2013/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập;
Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính Phủ Quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;
Thông tư số 23/2013/TT-BGDĐT ngày 28/06/2013 Bộ giáo dục và đào tạo về việc Quy định về tổ chức bồi dưỡng, kiểm tra, thi và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học.
Bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học là việc tổ chức bồi dưỡng, kiểm tra, thi và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp tư vấn du học cho công dân Việt Nam, người nước ngoài đang thực hiện hoạt động dịch vụ tư vấn du học và các đối tượng khác nhau có như cầu bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ tư vấn du học.
Mục đích của việc Bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học là nhằm trang bị, cập nhật, cung cấp các kiến thức cơ bản về pháp luật giao dục, kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết về hoạt động dịch vụ tư vấn du học cho những đối tượng thực hiện hoạt động dịch vụ về hoạt động dịch vụ tư vấn du học.
Việc tổ chức kiểm tra và thi được thực hiện như sau:
Kết thúc mỗi chuyên đề của chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học sẽ có một bài kiểm tra trong thời gian tối thiểu 60 phút.
Kết thúc khóa học bồi dưỡng sẽ có một bài thi trong thời gian tối thiểu 90 phút.
Điều kiện dự thi:
- Học viên đảm bảo tham gia tối thiểu 80% thời gian học trên lớp quy định cho mỗi chuyên đề thì được tham dự kiểm tra chuyên đề đó.
- Học viên có tất cả bài kiểm tra kết thúc chuyên đề đạt từ 5 điểm trở lên thì được tham dự kỳ thi kết thúc khóa học bồi dưỡng.
- Học viên được phép kiểm tra và thi lại 02 lần nếu bài kiểm tra kết thúc chuyên đề hoặc thi cuối khóa học bồi dưỡng không đạt yêu cầu.
Điều kiện cấp chứng chỉ:
Điểm kiểm tra kết thúc chuyên đề và điểm thi kết thúc khóa học bồi dưỡng được chấm theo thang điểm 10.
Theo đó, các học viên có điểm của tất cả các bài kiểm tra kết thúc chuyên đề và có điểm thi kết thúc khóa học bồi dưỡng đạt từ 5 điểm trở lên thì được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học.
Bài kiểm tra và thi dưới 5 điểm là không đạt yêu cầu và không được cấp chứng chỉ.
1. Thẩm quyền:
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc người được ủy quyền quyết định giao nhiệm vụ bồi dưỡng, kiểm tra, thi và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học cho các cơ sở giáo dục cụ thể: các trường cao đẳng sư phạm, đại học sư phạm, học viện quản lý giáo dục, trường cán bộ quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ bồi dưỡng, kiểm tra, thi và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học (sau đây gọi là cơ sở giáo dục).
2. Hồ sơ đăng ký:
Hồ sơ đăng ký nhiệm vụ bồi dưỡng, kiểm tra, thi và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học bao gồm:
- Văn bản đề nghị giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng, kiểm tra, thi và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học;
- Đề án đăng ký nhiệm vụ bồi dưỡng, kiểm tra, thi và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học, bao gồm các nội dung: lý do đăng ký, năng lực của cơ sở giáo dục, lý lịch trích ngang của các giảng viên và báo cáo viên, chương trình và kế hoạch bồi dưỡng, tài liệu giảng dạy và các minh chứng kèm theo.
3. Trình tự thủ tục:
- Cơ sở giáo dục đăng ký nhiệm vụ bồi dưỡng, kiểm tra, thi và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học cần gửi hồ sơ đăng ký theo quy định tại Khoản 2, Điều này về Cục Đào tạo với nước ngoài. Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký, Cục Đào tạo với nước ngoài sẽ trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định giao nhiệm vụ bồi dưỡng, kiểm tra, thi và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học.
- Trường hợp từ chối, trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký, Cục Đào tạo với nước ngoài có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cơ sở giáo dục trong đó nêu rõ lý do từ chối.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh