2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
- Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; sau đây gọi chung là Luật Giáo dục đại học.
- Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học.
- Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
- Trước hết theo Luật Giáo dục đại học, “cơ sở giáo dục đại học” là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng. Cơ sở giáo dục đại học bao gồm đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật. Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.
- Trong đó, đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này; các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung. Đại học vùng là cơ sở giáo dục đại học công lập, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, có chức năng đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực ở các trình độ của giáo dục đại học và thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng, miền và cả nước.
- Trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật Giáo dục đại học.
Trước hết, cơ sở giáo dục đại học là một pháp nhân theo Điều 7 của Luật này nên trường đại học cũng có tư cách pháp nhân.
Trường đại học có tư cách pháp nhân nên mang những đặc điểm của pháp nhân như sau:
- Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, có tên gọi bằng tiếng Việt; tên gọi thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động.
- Có cơ quan điều hành, cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
- Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm với tài sản của mình. Pháp nhân có toàn quyền sử dụng những tài sản này mà không chịu sự chi phối, kiểm soát của bất kỳ ai. Tài sản này hoàn toàn tách biệt với tài sản của các thành viên.
- Có quyền nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Cơ sở giáo dục có “tư cách pháp nhân” nên cũng có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân mà luật đã quy định.
Căn cứ vào Điều 14 của Luật Giáo dục đại học quy định về cơ cấu tổ chức của trường đại học như sau:
Cơ cấu tổ chức cụ thể của trường đại học, mối quan hệ và mức độ tự chủ của đơn vị thuộc, trực thuộc trường đại học được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học. Nhưng nhìn chung, cơ cấu tổ chức của hầu hết các trường đại học đều bao gồm:
- Hội đồng trường đại học, hội đồng học viện (sau đây gọi chung là hội đồng trường).
- Hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện (sau đây gọi chung là hiệu trưởng trường đại học); phó hiệu trưởng trường đại học, phó giám đốc học viện (sau đây gọi chung là phó hiệu trưởng trường đại học).
- Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có).
- Khoa, phòng chức năng, thư viện, tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức phục vụ đào tạo khác.
- Trường, phân hiệu, viện nghiên cứu, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của trường đại học.
Căn cứ vào Điều 28 của Luật Giáo dục đại học quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của trường đại học như sau:
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục đại học.
- Triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học.
- Phát triển các chương trình đào tạo theo mục tiêu xác định; bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo.
- Tổ chức bộ máy; tuyển dụng, quản lý, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động.
- Quản lý người học; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của giảng viên, viên chức, nhân viên, cán bộ quản lý và người học; dành kinh phí để thực hiện chính sách xã hội đối với đối tượng được hưởng chính sách xã hội, đối tượng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; bảo đảm môi trường sư phạm cho hoạt động giáo dục.
- Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục.
- Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất; được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật.
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực; xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị.
- Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục đại học đặt trụ sở hoặc có tổ chức hoạt động đào tạo theo quy định.
- Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục đại học
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh