2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Phát triển giáo dục là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để hình thành nguồn nhân lực trực tiếp có chất lượng, hiệu quả và kỹ năng nghề cao không chỉ phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước mà còn đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập vào khu vực và thế giới cùng những đòi hỏi của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Mỗi cơ sở giáo dục có vai trò, trách nhiệm quan trọng trong việc phát triển giáo dục nói chung. Để các cơ sở giáo dục có thể duy trì hoạt động và phát triển thì một trong những nguồn thu quan trọng đó chính là học phí. Vậy pháp luật hiện hành quy định thế nào về thu, quản lý và sử dụng học phí. Hãy gọi ngay cho Luật sư để được tư vấn hoặc tham khảo qua nội dung bài viết sau đây của Luật Hoàng Anh.
- Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; sau đây gọi chung là Luật Giáo dục đại học.
- Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính Phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Ngày 27 tháng 8 năm 2021 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Theo đó, học phí là khoản tiền mà người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Mức học phí được xác định theo lộ trình bảo đảm chi phí dịch vụ giáo dục, đào tạo quy định tại Nghị định này.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Học phí được thu định kỳ hàng tháng; nếu người học tự nguyện, nhà trường có thể thu một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học.
Để tránh việc các cở sở giáo dục thu quá nhiều học phí trong một lần, Điều 12 Nghị định 81/2021/NĐ-CP đã quy định về mức thu tối đa học phí như sau:
- Đối với cơ sở giáo dục thường xuyên, đào tạo thường xuyên và các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, học phí được thu theo số tháng thực học.
- Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, học phí được thu tối đa 9 tháng/năm.
- Đối với cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp học phí được thu tối đa 10 tháng/năm.
Trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định đó là: Trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng thì học phí được thu theo số tháng học thực tế (bao gồm cả thời gian tổ chức dạy học trực tuyến hoặc bố trí thời gian học bù tại trường); không thu học phí trong thời gian không tổ chức dạy học. Ở đây, Sự kiện bất khả kháng ở đây có thể hiểu là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể tiên đoán trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong điều kiện và khả năng cho phép ví dụ như lũ lụt, động đất, núi lửa, chiến tranh....
Về nguyên tắc thu học phí trong những trường hợp đặc biệt này được quy định như sau:
- Trong thời gian không tổ chức dạy học thì không thu học phí.
- Mức thu học phí đảm bảo nguyên tắc theo số tháng thực học và chi phí phát sinh cần thiết để tổ chức dạy học nhưng không vượt quá tổng thu học phí tính theo số tháng tối đa của 01 năm học (tối đa 9 tháng/năm đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và tối đa 10 tháng/năm đối với cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp)
- Cơ sở giáo dục có trách nhiệm công khai học phí từ đầu năm học
Việc quy định cụ thể về các nguyên tắc thu học phí giúp tạo ra hành lang pháp lý chặt chẽ, bảo đảm cho việc thu học phí diễn ra một cách thuận lợi, hiệu quả, phù hợp với chương trình học tập, giảng dạy mà vẫn đảm bảo nguồn thu để duy trì hoạt động của chính các cơ sở giáo dục, đồng thời tránh những hành vi tiêu cực trong hoạt động này.
Không những vậy, khoản 2 Điều này quy định về trách nhiệm của một số chủ thể trong việc thu học phí như sau: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân quyết định cụ thể thời gian thu, mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn; Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định thời gian thu, mức học phí trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng.
Khoản 3 Điều 12 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định:
Trong trường hợp tổ chức giảng dạy, học tập theo học chế tín chỉ, cơ sở giáo dục có thể quy đổi để thu học phí theo tín chỉ, tuy nhiên tổng số học phí thu theo tín chỉ của cả khóa học không được vượt quá mức học phí quy định cho khóa học nếu thu theo năm học.
Hiện nay, việc các cơ sở giáo dục đại học giảng dạy, học tập theo học chế tín chỉ đang ngày càng phổ biến, bởi vậy quy định này giúp là rất cần thiết, tạo ra hành lang pháp lý chặt chẽ, thống nhất để các cơ sở giáo dục tuân theo, tránh tình trạng lạm dụng để thu học phí một cách tùy tiện.
Nhằm tăng cường trách nhiệm cũng như đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả trong việc quản lí việc thu học phí của các cơ sở giáo dục, khoản 4 Điều 12 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm thu học phí của các cơ sở giáo dục như sau:
- Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức thu học phí và nộp học phí vào ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc Nhà nước để quản lý, sử dụng.
- Trong trường hợp phát sinh khoản thu học phí bằng tiền mặt thì định kỳ, đơn vị phải làm thủ tục chuyển (nộp) toàn bộ học phí đã thu bằng tiền mặt còn dư tại quỹ vào tài khoản của đơn vị tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để quản lý theo quy định.
Do học phí của toàn bộ học sinh, sinh viên tại một cơ sở giáo dục là một khoản tiền khổng lồ, có thể lên đến vài trăm tỷ nên việc quản lý và sử dụng học phí phải hết sức minh bạch, hợp lý và đảm bảo công khai. Bởi vậy mà Điều 13 Nghị định 81/2021/NĐ-CP đã có quy định cụ thể về quản lý và sử dụng học phí. Cụ thể:
- Các cơ sở giáo dục quản lý học phí và các khoản thu, chi liên quan theo chế độ kế toán, kiểm toán, thuế và công khai tài chính theo quy định của pháp luật;
- Khi có yêu cầu phải chấp hành và thực hiện yêu cầu về thanh tra, kiểm tra của cơ quan tài chính và cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu cung cấp.
- Trước khi xét tuyển hoặc tuyển sinh, các cơ sở giáo dục phải công bố, công khai mức thu học phí, chi phí đào tạo cho từng năm học, cấp học hoặc từng khoá học và lộ trình tăng học phí (nếu có).
- Đồng thời các cơ sở giáo dục có trách nhiệm thuyết minh, giải trình về mức thu học phí, lộ trình thu học phí cho từng năm, từng cấp, từng khoá học và công khai về các điều kiện đảm bảo chất lượng theo quy định; công khai các chính sách miễn, giảm học phí và mức thu, miễn giảm học phí trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng.
- Cơ sở giáo dục công lập sử dụng học phí theo quy định Chính Phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập đồng thời có trách nhiệm tổng hợp vào báo cáo tài chính hằng năm của cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
- Cơ sở giáo dục dân lập tư thực được sử dụng học phí theo nguyên tắc tự bảo đảm thu, chi và chịu trách nhiệm về quản lý tài chính đối với hoạt động của mình và cũng phải có trách nhiệm tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh