2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
- Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; sau đây gọi chung là Luật Giáo dục đại học.
- Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính Phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
- Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 05 năm 2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người.
Trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên thuộc 16 dân tộc dân tộc thiểu số rất ít người (có số dân dưới 10.000 người): Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ.
- Nguồn kinh phí chi trả chính sách hỗ trợ đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định được cân đối trong nguồn kinh phí chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục, đào tạo hằng năm theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
- Ngân sách trung ương thực hiện hỗ trợ ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn luật và cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
1. Việc lập và phân bổ dự toán kinh phí thực hiện chính sách chi hỗ trợ học tập cho trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Dự toán phải ghi rõ kinh phí thực hiện chính sách cấp hỗ trợ học tập cho trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số rất ít người và số lượng đối tượng được hưởng.
- Kinh phí hỗ trợ học tập cho trẻ mẫu giáo và học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục công lập cân đối trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm phân bổ cho các cơ sở giáo dục công lập.
- Kinh phí hỗ trợ học tập cho trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập cân đối trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm phân bổ qua Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với trẻ mẫu giáo, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở), Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với học sinh trung học phổ thông) hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp) nơi trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên có hộ khẩu thường trú.
2. Các cơ quan được phân bổ ngân sách chịu trách nhiệm lập dự toán, thực hiện việc quản lý, chi trả kinh phí hỗ trợ học tập đúng đối tượng và thanh quyết toán kinh phí với ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.
- Quy trình, trách nhiệm và thẩm quyền trong lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí hỗ trợ học tập thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và theo phân cấp quản lý hiện hành.
- Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm bảo đảm kinh phí hỗ trợ, hướng dẫn quản lý và kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện.
- Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát, cấp phát, thanh toán kinh phí hỗ trợ theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước; các chế độ chi tiêu và các quy định tại Nghị định này.
- Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào hướng dẫn về xây dựng dự toán ngân sách nhà nước, số lượng đối tượng được hưởng xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ học tập, tổng hợp chung trong dự toán chi ngân sách nhà nước của địa phương gửi Bộ Tài chính cùng thời gian báo cáo dự toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch; đồng thời, gửi báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để phối hợp quản lý.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục đại học
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh