2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
- Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; sau đây gọi chung là Luật Giáo dục đại học.
- Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học.
- Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
- Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.
Theo từ điển Tiếng Việt, “hợp tác” được hiểu là hoạt động cùng chung sức giúp đỡ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó, nhằm một mục đích chung. Theo đó, “hợp tác quốc tế” là hoạt động của các nước trên toàn thế giới quan hệ với nhau cùng giúp đỡ lẫn nhau vì lợi ích chung trong một lĩnh vực nhất định nào đó. Hợp tác quốc tế là xuất phát từ hai chủ thể trở lên và là những nước khác nhau, giúp nhau cùng phát triển đi lên trên nhiều phương diện từ kinh tế, xã hội đến văn hóa, giáo dục.
Với xu hướng hội nhập toàn cầu như hiện nay, hợp tác quốc tế là sự tất yếu để đưa đất nước ta đi đến sự phát triển toàn diện và sâu rộng. Việt Nam tham gia vào các tổ chức quốc tế trên nhiều lĩnh vực: thương mại, y tế, lương thực, nông nghiệp, giáo dục, khoa học... với nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới. Đó chính là sự hợp tác quốc tế toàn diện góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Những lợi ích mà việc hợp tác quốc tế mang lại đó là: Hợp tác quốc tế để cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu; Giúp đỡ tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển; Hợp tác quốc tế để đạt được mục tiêu hoà bình cho toàn nhân loại; Nước ta có điều kiện đi tắt đón đầu khoa học kĩ thuật tiên tiến, rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế và đuổi kịp các nước phát triển; Tạo điều kiện để nước ta và các nước hợp tác hữu nghị, bình đẳng và thân thiện cùng có lợi.
Trong các cơ sở giáo dục đại học, với trình độ giáo dục bậc cao và yêu cầu nền tảng kiến thức sâu rộng, để kết nối được với tri thức trên toàn thế giới, tiếp cận những nền khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất thì phải cần đến sự hợp tác quốc tế, giao lưu với những cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài.
Ví dụ như việc trường đại học lớn và danh tiếng tại các Úc, Anh, Mỹ… luôn dành ra những suất học bổng tài trợ cho sinh viên giỏi từ khắp nơi trên thế giới đến đó học tập và nghiên cứu. Hay như trường hợp hằng năm, có những trường đại học ở nước ta tổ chức chương trình giao lưu văn hóa – trao đổi học sinh, trao đổi du học sinh là một cơ hội tuyệt vời để trải nghiệm một nền văn hóa mới sâu sắc. Với một năm học để sống ở nước ngoài, sống với một gia đình bản xứ và học tập tại một trường học địa phương, không chỉ trình độ ngoại ngữ của sinh viên sẽ cải thiện, mà các bạn sinh viên sẽ dần dần trở nên độc lập, xây dựng tình bạn, mở rộng mối quan hệ với những người bạn bè quốc tế. Khi thế giới không còn giới hạn trong một nền văn hóa, mọi người sẽ có một sự hiểu biết mới hơn về bản thân. Đối với sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học, việc được là sinh viên trao đổi quốc tế thì càng trở nên thu hút hơn bởi đây là lúc các sinh viên bắt đầu cần tích lũy nhiều hơn các kinh nghiệm làm việc để chuẩn bị cho tương lai của mình. Tham gia chương trình giao lưu văn hóa bậc đại học, chắc chắn sẽ có được những trải nghiệm và kinh nghiệm quý báu.
Như vậy, có thể thấy hoạt động hợp tác quốc tế trong giáo dục nói riêng và trong các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội nói chung là điều cần thiết, đem lại những lợi ích nhất định. Theo Điều 43 của Luật Giáo dục đại học thì mục tiêu hoạt động hợp tác quốc tế trong các cơ sở giáo dục đại học đó là:
“Điều 43. Mục tiêu hoạt động hợp tác quốc tế
1. Nâng cao chất lượng giáo dục đại học theo hướng hiện đại, tiếp cận nền giáo dục đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
2. Tạo điều kiện để cơ sở giáo dục đại học phát triển bền vững, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.”
Căn cứ vào Điều 48 của Luật Giáo dục đại học thì trách nhiệm của Nhà nước về hợp tác quốc tế được quy định như sau:
- Chính phủ có chính sách phù hợp thực hiện các cam kết song phương (khi sự hợp tác quốc tế về giáo dục xảy ra giữa hai quốc gia có chủ quyền, tạo nên mối quan hệ song phương) và đa phương (khi hoạt động hợp tác quốc tế của nhiều quốc gia, các quốc gia công nhận nhau là quốc gia có chủ quyền và đồng ý quan hệ ngoại giao, tạo nên mối quan hệ hợp tác đa phương), nhằm tạo điều kiện phát triển hoạt động hợp tác quốc tế của các cơ sở giáo dục đại học theo nguyên tắc đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục đại học; tăng cường quản lý về liên doanh, liên kết giáo dục đại học với nước ngoài.
- Chính phủ quy định chính sách đầu tư, chế độ đãi ngộ nhằm thu hút các nhà khoa học và người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động tài trợ, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; quy định cụ thể điều kiện, thủ tục về hợp tác quốc tế quy định tại các điều 44, 45 và 46 của Luật này.
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc khuyến khích cơ sở giáo dục đại học đầu tư, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trong hoạt động giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với nước ngoài; quy định việc quản lý hoạt động cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam, việc liên kết của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam với cơ sở giáo dục đại học nước ngoài.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục đại học
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh