2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
- Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; sau đây gọi chung là Luật Giáo dục đại học.
- Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học.
- Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
- Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
- Nghị định số 127/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 12 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 04/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
Luật Giáo dục đại học quy định tại Điều 71 về xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục đại học, theo đó tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà hành vi vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính; cá nhân còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, cụ thể là:
“Điều 71. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính; cá nhân còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:
1. Thành lập cơ sở giáo dục đại học hoặc tổ chức hoạt động giáo dục trái pháp luật.
2. Vi phạm các quy định về tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
3. Xuất bản, in, phát hành tài liệu trái pháp luật.
4. Làm hồ sơ giả, vi phạm quy chế tuyển sinh, thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ.
5. Xâm phạm nhân phẩm, thân thể giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục; ngược đãi, hành hạ người học.
6. Vi phạm quy định về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học.
7. Gây rối, làm mất an ninh, trật tự trong cơ sở giáo dục đại học.
8. Làm thất thoát kinh phí, lợi dụng hoạt động giáo dục đại học để thu tiền sai quy định hoặc vì mục đích vụ lợi.
9. Gây thiệt hại về cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục đại học.
10. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về giáo dục đại học.”
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 127/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 04/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2022.
- Theo đó, Nghị định 127 quy định: mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục đối với cá nhân là 75 triệu đồng (thay cho mức 50 triệu đồng quy định tại Nghị định 04), đối với tổ chức là 150 triệu đồng (thay cho mức 100 triệu đồng quy định tại Nghị định 04).
Cụ thể, đối với hành vi tuyển sinh đào tạo trình độ đại học sai đối tượng quy định tại quy chế tuyển sinh, phạt tiền từ 110 - 150 triệu đồng (thay vì mức 70 - 100 triệu đồng như quy định cũ) nếu tuyển sai từ 30 người học trở lên. Trường hợp tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ sai đối tượng, phạt tiền từ 110 - 150 triệu đồng đối với hành vi tuyển sai từ 10 người học trở lên.
- Nghị định 127 cũng sửa đổi quy định đối với vi phạm về liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài. Theo đó, phạt tiền từ 80 - 110 triệu đồng (thay cho mức 100 triệu đồng) đối với hành vi cấp chứng chỉ khi chưa có quyết định của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thực hiện liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài.
Đồng thời, Nghị định 127 bổ sung quy định: một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều tổ chức hoặc cá nhân cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi tổ chức hoặc cá nhân vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục là 1 năm.
* Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục xảy ra trước thời điểm Nghị định 127 có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng quy định của Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22-1-2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục để xử lý, trừ trường hợp Nghị định 127 không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày Nghị định 127 có hiệu lực thì áp dụng quy định tại Nghị định 127.
* Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định 127 có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính có khiếu nại thì áp dụng quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định số 04/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục và các quy định pháp luật có liên quan để giải quyết.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục đại học
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh