2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Điều 44, Chương III, Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 quy định bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông của công trinh đường bộ như sau:
“ Điều 44. Bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông của công trình đường bộ
1. Công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện an toàn giao thông cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, trong đó có người đi bộ và người khuyết tật. Đường đô thị xây dựng phải có hè phố, phần đường, cầu vượt, hầm và tổ chức giao thông cho người đi bộ, người khuyết tật đi lại an toàn, thuận tiện.
2. Công trình đường bộ phải được thẩm định về an toàn giao thông từ khi lập dự án, thiết kế, thi công, trước và trong quá trình khai thác. Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp thu kết quả thẩm định an toàn giao thông để phê duyệt bổ sung vào dự án.
3. Khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại - dịch vụ và công trình khác phải có hệ thống đường gom được xây dựng ngoài hành lang an toàn đường bộ; bảo đảm khoảng cách với quốc lộ theo quy định của Chính phủ.
4. Việc đấu nối được quy định như sau:
a) Trường hợp có đường nhánh thì đường gom phải nối vào đường nhánh;
b) Trường hợp đường nhánh, đường gom nối trực tiếp vào đường chính thì điểm đấu nối phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về đường bộ cho phép từ khi lập dự án và thiết kế;
c) Việc đấu nối các đường từ khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại - dịch vụ và công trình khác vào đường bộ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
5. Bên cạnh tuyến quốc lộ đi qua khu dân cư phải có đường gom để phục vụ yêu cầu dân sinh.”
- Căn cứ Khoản 1, Điều 44, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định về công trình đường bộ:
Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.
Công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện an toàn giao thông cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, trong đó có người đi bộ và người khuyết tật. Đường đô thị xây dựng phải có hè phố, phần đường, cầu vượt, hầm và tổ chức giao thông cho người đi bộ, người khuyết tật đi lại an toàn, thuận tiện.
- Căn cứ Khoản 2, Điều 44, Luật giao thông đường bộ năm 2008 về thẩm định công trình đường bộ:
Thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông đối với công trình xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo: Người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định dự án phải thẩm định an toàn giao thông. Chủ đầu tư quyết định lựa chọn giai đoạn của dự án phải thẩm định an toàn giao thông; tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông. Đối với dự án thực hiện theo hình thức BOT (Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao), BT (Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao), BTO (Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh) thẩm quyền quyết định thẩm định an toàn giao thông.
Thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông đối với công trình đường bộ đang khai thác: Bộ Giao thông vận tải quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông đối với quốc lộ, đường cao tốc; ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông đối với đường đô thị, đường tỉnh, đường huyện.
Tổ chức thực hiện thẩm tra an toàn giao thông có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ dự án, thiết kế công trình, kiểm tra hiện trường, phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn về tai nạn giao thông; lập báo cáo thẩm tra đề xuất, kiến nghị các biện pháp khắc phục.
Đối với tuyến đường bộ đang khai thác, cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm tiếp thu các đề xuất, kiến nghị nêu trong báo cáo thẩm tra an toàn giao thông đã được thẩm định theo quy định và có phương án sửa chữa, khắc phục. Trường hợp không đồng ý với báo cáo thẩm tra an toàn giao thông thì trình cơ quan có thẩm quyền quy định xem xét, quyết định.
Các giai đoạn thẩm định an toàn giao thông đối với công trình xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo: Thẩm định an toàn giao thông bắt buộc thực hiện ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư lựa chọn thẩm định an toàn giao thông ở một trong các giai đoạn sau: Lập Dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình; trước khi đưa đường vào khai thác.
Các giai đoạn thẩm định an toàn giao thông đối với công trình đường bộ đang khai thác: Công trình đường bộ đã được nâng cấp, cải tạo nếu xảy ra số vụ tai nạn giao thông tăng đột biến so với trước khi nâng cấp, cải tạo; lưu lượng xe thực tế tăng trên 30% so với lưu lượng xe thiết kế của kỳ tính toán; tình trạng đô thị hóa tăng trên 20% so với thời điểm đưa công trình vào khai thác.
- Căn cứ Khoản 3, Điều 44, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định về hệ thống đường gom:
Khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại - dịch vụ và công trình khác phải có hệ thống đường gom được xây dựng ngoài hành lang an toàn đường bộ; bảo đảm khoảng cách với quốc lộ theo quy định của Chính phủ.
Đường gom là đường để gom hệ thống đường giao thông nội bộ của các khu đô thị, khu công nghiệp, kinh tế, dân cư, thương mại-dịch vụ và các đường khác vào đường chính hoặc vào đường nhánh trước khi đầu nối vào đường chính. Đường nhánh là đường nối vào đường chính. Đường chính là đường đảm bảo giao thông chủ yếu trong khu vực.
Cụ thể tại Quyết định số 4567/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2014 Ủy ban nhân dân tỉnh Long An quy định về việc phê duyệt quy hoạch đường gom, các tuyến đường địa phương đầu nối vào quốc lộ N1, N2, 14C và đường Hồ Chí Minh đi qua tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030:
Đường gom dọc các tuyến Quốc lộ trên địa bàn tỉnh Long An: Đối với những đoạn Quốc lộ nằm ngoài khu vực nội thị đường gom xây dựng ngoài hành lang an toàn đường bộ, trường hợp đặc biệt do điều kiện địa hình, địa vật khó khăn hoặc không còn quỹ đất thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Bộ GTVT cho phép một phần đường gom nằm trong hành lang an toàn đường bộ. Đường gom được xây dựng theo hướng chờ để sử dụng cho một dự án hoặc liên thông với các dự án liền kề nhau được đấu nối vào Quốc lộ tại một điểm hoặc nhiều điểm nhưng khoảng cách giữa hai điểm đấu nối phải đảm bảo quy định.
Đối với những đoạn Quốc lộ nằm trong khu vực nội thị đề xuất mặt cắt ngang đô thị và tổ chức giao thông trên đó (gồm đường chính phục vụ dòng giao thông chạy suốt, đường song hành hay đường phố gom phục vụ dòng giao thông địa phương). Tách biệt giữa đường chính và đường song hành hay đường phố gom bằng giải phân cách cứng hoặc mềm.
Quy hoạch đến năm 2030, hệ thống đường gom dọc các tuyến Quốc lộ trên địa bàn tỉnh có tổng chiều dài 90,6 km. Trong đó, QL.N1 dài 12,58 km, QL.N2 dài 49,9 km, QL.14C dài 5,9 km, đường HCM dài 22,2 km. Đường gom dự kiến xây dựng đạt cấp V, mặt láng nhựa rộng 5,5m, nền 7,5m. Một số đoạn có chức năng đặc biệt như (đường gom của các KCN, các nhà máy, trung tâm thương mại lớn...) xem xét thiết kế chi tiết với cấp kỹ thuật đảm bảo các phương tiện ra vào êm thuận.
- Căn cứ Khoản 4, Điều 44, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định về đầu nối đường bộ:
Đường nhánh được nối vào quốc lộ phải thông qua điểm đấu nối thuộc Quy hoạch các điểm đấu nối đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, sau khi có văn bản thỏa thuận của Bộ Giao thông vận tải. Cơ quan quản lý nhà nước về đường bộ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thống kê các đường đã đấu nối và lập kế hoạch xử lý phù hợp với quy hoạch các điểm đấu nối đã được phê duyệt. Các đường từ nhà ở chỉ được đấu nối vào quốc lộ thông qua đường nhánh.
Đấu nối đường nhánh vào dự án quốc lộ được xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo, nắn chỉnh tuyến hoặc xây dựng tuyến tránh: ngay từ bước lập dự án, Chủ đầu tư dự án phải căn cứ Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có dự án đi qua để xác định vị trí và quy mô các nút giao (nút giao khác mức liên thông hoặc trực thông, nút giao đồng mức).
Đấu nối đường nhánh vào quốc lộ đang khai thác: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển giao thông vận tải của địa phương để lập Quy hoạch các điểm đấu nối.
Chủ công trình, dự án được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao sử dụng điểm đấu nối thuộc Quy hoạch các điểm đấu nối đã được phê duyệt phải căn cứ tiêu chuẩn, yêu cầu thiết kế đường ô tô hiện hành để lập và gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của điểm đấu nối vào quốc lộ. Bên cạnh tuyến quốc lộ đi qua khu dân cư phải có đường gom để phục vụ yêu cầu dân sinh.
Bài viết trên đây, Luật Hoàng Anh đã trình bày quy định của pháp luật hiện hành về bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông của công trình đường bộ.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh