Bảo vệ kè, đập giao thông và các công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng đường thuỷ nội địa như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:54 (GMT+7)

Trình bày về việc bảo vệ kè, đập giao thông và các công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng đường thuỷ nội địa

Khái quát về kè, đập giao thông 

Nước ta là nước giáp biển và có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, do vậy giao thông đường thuỷ nội địa đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải. 

Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, gồm: Luồng đường thủy nội địa, hành lang bảo vệ luồng, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu, âu tàu, công trình đưa phương tiện qua đập thác; kè, đập giao thông; báo hiệu đường thủy nội địa và các công trình phụ trợ như mốc cao độ, mốc tọa độ, mốc chỉ giới hành lang bảo vệ luồng, nhà trạm; công trình, vật dụng kiến trúc, thiết bị phục vụ trực tiếp công tác quản lý, khai thác giao thông đường thủy nội địa.

Kè, đập giao thông là một trong các thành phần của kết cấu hạ tầng đường thuỷ. 

Bảo vệ kè, đập giao thông

Điều 17, Luật Giao thông đường thuỷ nội địa năm 2005 quy định về việc bảo vệ kè, đập giao thông như sau: 

- Phạm vi bảo vệ kè giao thông được quy định như sau:

a) Đối với kè ốp bờ được tính từ đầu kè và từ cuối kè trở về hai phía thượng lưu và hạ lưu, mỗi phía 50 mét; từ đỉnh kè trở vào phía bờ tối thiểu 10 mét; từ chân kè trở ra phía luồng 20 mét;

b) Đối với kè mỏ hàn, bao gồm cụm kè, kè đơn được tính từ chân kè về hai phía thượng lưu và hạ lưu, mỗi phía 50 mét; từ gốc kè trở vào phía bờ 50 mét; từ chân đầu kè trở ra phía luồng 20 mét.

- Phạm vi bảo vệ đập giao thông được tính từ hai đầu đập theo trục dọc về mỗi phía 50 mét, từ chân đập phía thượng lưu trở về phía thượng lưu và từ chân đập phía hạ lưu trở về phía hạ lưu, mỗi phía 100 mét.

- Trong phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Để vật liệu, phương tiện, thiết bị gây sạt lở kè, đập;

b) Neo, buộc phương tiện; 

c) Sử dụng chất nổ, khai thác khoáng sản hoặc có hành vi khác gây ảnh hưởng đến kè, đập.

Bảo vệ các công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa 

- Đối với cảng, bến thuỷ nội địa, âu tàu, công trình đưa phương tiện qua đập, thác, phạm vi bảo vệ bao gồm vùng đất, vùng nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Trong đó,  Âu tàu là công trình chuyên dùng dâng nước, hạ nước để đưa phương tiện qua nơi có mực nước chênh lệch trên đường thuỷ nội địa.

- Đối với báo hiệu đường thuỷ nội địa, trụ neo, cọc neo, mốc thuỷ chí, mốc đo đạc, phạm vi bảo vệ là 5 mét, kể từ điểm ngoài cùng trở ra mỗi phía của trụ neo, cọc neo, mốc thuỷ chí, mốc đo đạc.

Trong đó, đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải.

- Trong phạm vi bảo vệ các công trình trên, không được thực hiện các hành vi sau đây:

+ Neo, buộc phương tiện, súc vật vào phao, cột báo hiệu, mốc thuỷ chí, mốc đo đạc;

+ Làm hư hỏng, tự ý di chuyển hoặc làm giảm hiệu lực của báo hiệu;

+ Thải các chất độc hại ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của công trình.

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư