2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Các lễ hội được tổ chức mang tính văn hóa truyền thống sinh hoạt cộng đồng người Việt Nam, gồm có phần lễ và phần hội. Các hoạt động show diễn thời trang, ngày hội ẩm thực, các phòng trào an toàn giao thông được tổ chức trên đường phố ngày một nhiều hơn. Việc tổ chức các hoạt động đó được quy định như thế nào để đảm bảo an toàn trật tự giao thông đường phố? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dưới bài viết dưới đây.
Điều 35, Chương II, Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 ngày 13/11/2008 quy định về các hoạt động khác trên đường bộ như sau:
“ Điều 35. Các hoạt động khác trên đường bộ
1. Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ để tiến hành hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền thống nhất bằng văn bản về phương án bảo đảm giao thông trước khi xin phép tổ chức các hoạt động trên theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp cần hạn chế giao thông hoặc cấm đường thì cơ quan quản lý đường bộ phải ra thông báo phương án phân luồng giao thông; cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải thực hiện việc đăng tải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
c) Ủy ban nhân dân nơi tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương tổ chức việc phân luồng, bảo đảm giao thông tại khu vực diễn ra hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội.
2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;
b) Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;
c) Thả rông súc vật trên đường bộ;
d) Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;
đ) Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;
e) Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;
g) Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;
h) Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
i) Hành vi khác gây cản trở giao thông.”
- Căn cứ Khoản 1, Điều 35, Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường phố cần phải:
+ Đối với cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ để tiến hành tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội thì phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền thống nhất cho phép thực hiện bằng văn bản về phương án đảm bảo giao thông trước khi xin phép tổ chức các hoạt động trên.
+ Đối với các cơ quan, tổ chức có nhu cầu hạn chế giao thông hoặc cấm đường thì cơ quan quản lý đường bộ phải ra thông báo phương án phân luồng giao thông để cơ quan, tổ chức có thể đảm bảo thực hiện tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường phố; cơ quan tổ, chức sử dụng được bộ để tổ chức các hoạt động đó cần phải đăng tải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và phải thực hiện các biện pháp đảm bảo trật tự, an toàn cho người và phương tiện giao thông đường bộ.
+ Ủy ban nhân dân nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội phải có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương tổ chức việc phân luồng, đảm bảo giao thông tại khu vực diễn ra các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội.
- Căn cứ Khoản 2, Điều 35, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định các hành vi không được thực hiện trên đường bộ đó là:
+ Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ
+ Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ
+ Thả rông súc vật trên đường bộ
+ Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ
+ Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ
+ Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông
+ Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông
+ Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy
+ Hành vi khác gây cản trở giao thông
- Căn cứ Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, xử phạt hành vi:
+ Đối với cá nhân thực hiện hành vi tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ gây cản trở giao thông bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (Căn cứ tại Điểm a, Khoản 2, Điều 11, Nghị định 100/2019).
+ Đối với tổ chức để vật che khuất biển báo, đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng (Căn cứ tại Khoản 4, Điều 11, Nghị định 100/2019).
+ Đối với cá nhân bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng; phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng ( Căn cứ tại Khoản 1, Điều 12, Nghị định 100/2019).
+ Đối với tổ chức bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng; phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng (Căn cứ Khoản 1, Điều 12, Nghị định 100/2019).
+ Đối với cá nhân họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị sẽ bị phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng (Căn cứ tại Điểm d, Khoản 2, Điều 12, Nghị định 100/2019).
+ Đối với cá nhân sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy; tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ gây cản trở giao thông sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (Căn cứ Điểm a, Điểm b, Khoản 2, Điều 11, Nghị định 100/2019).
+ Đối với hành vi để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 60.000 – 100.000 đồng (Căn cứ Điểm đ, Khoản 1, Điều 10, Nghị định 100/2019).
Bài viết trên đây Luật Hoàng Anh đã tìm hiểu quy định đối với các hoạt động khác trên đường bộ và việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật đối với các hoạt động khác trên đường bộ.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh