2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Đăng kiểm được hiểu là việc kiểm tra, giám sát, xác nhận việc tuân thủ các tiêu chuẩn bảo đảm an toàn vận hành các phương tiện cơ giới đường bộ và đường thuỷ, an toàn của người và hàng hóa ở trên các phương tiện đó. Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải.
Phương tiện thuỷ nội địa (sau đây gọi là phương tiện) là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa.
Điều 26, Luật Giao thông đường thuỷ nội địa năm 2004 quy định về việc đăng kiểm phương tiện đường thuỷ nội địa như sau:
Các phương tiện thuộc diện đăng kiểm bao gồm:
- Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực, phương tiện có sức chở trên 12 người;
- Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người.
Chủ các loại phương tiện thuộc diện đăng kiểm phải thực hiện quy định sau đây:
- Khi đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện phải có hồ sơ thiết kế được cơ quan đăng kiểm thẩm định;
- Trong quá trình phương tiện hoạt động phải chịu sự kiểm tra về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan đăng kiểm Việt Nam; chịu trách nhiệm bảo đảm tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện theo các tiêu chuẩn quy định giữa hai kỳ kiểm tra.
Điều 4, Thông tư 48/2015/TT-BGTVT quy định công tác đăng kiểm phương tiện bao gồm các nội dung sau:
- Thẩm định hồ sơ thiết kế và tài liệu hướng dẫn của tàu.
- Kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm tra), cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện nhập khẩu.
- Kiểm tra và cấp các giấy chứng nhận cho sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện.
- Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi.
- Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện trong quá trình hoạt động.
- Đo đạc xác định trọng tải toàn phần và dung tích của phương tiện.
- Đo đạc xác định mạn khô và vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện.
- Sao và thẩm định mẫu định hình; thẩm định thiết kế thi công, thiết kế hoàn công cho phương tiện.
Căn cứ tại Điều 6, Thông tư 48/2015/TT-BGTVT, các loại hình kiểm tra phương tiện bao gồm:
- Kiểm tra lần đầu, bao gồm: kiểm tra phương tiện khi đóng mới, phương tiện nhập khẩu, phương tiện đăng ký hành chính lần đầu;
- Kiểm tra chu kỳ, bao gồm: kiểm tra định kỳ; kiểm tra hàng năm; kiểm tra trên đà; kiểm tra trung gian;
- Kiểm tra bất thường theo quy định tại hệ thống quy phạm, các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại Phụ lục I của Thông tư 48/2015/TT-BGTVT.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện; quy định và tổ chức thực hiện thống nhất việc đăng kiểm phương tiện trong phạm vi cả nước tại Thông tư 48/2015/TT-BGTVT trừ các phương tiện làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tàu cá; quy định và tổ chức việc đăng kiểm phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Giao thông đường thuỷ nội địa
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh