2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nước ta là nước giáp biển và có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, do vậy giao thông đường thuỷ nội địa đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải.
Phương tiện thuỷ nội địa (sau đây gọi là phương tiện) là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa.
Pháp luật quy định về việc đăng ký phương tiện thuỷ nội địa như thế nào?
Điều 25, Luật Giao thông đường thuỷ nội địa năm 2004 quy định về việc đăng ký phương tiện thuỷ nội địa như sau:
- Phương tiện có nguồn gốc hợp pháp, đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký.
- Phương tiện của tổ chức, cá nhân được đăng ký tại nơi chủ phương tiện đặt trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
- Phương tiện phải được đăng ký lại khi chuyển quyền sở hữu, thay đổi tên, tính năng kỹ thuật hoặc chủ phương tiện thay đổi trụ sở, chuyển nơi đăng ký hộ khẩu sang tỉnh khác.
Chủ phương tiện phải khai báo để xoá tên và nộp lại giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cho cơ quan đã đăng ký phương tiện trong các trường hợp sau đây:
a) Phương tiện bị mất tích;
b) Phương tiện bị phá huỷ;
c) Phương tiện không còn khả năng phục hồi;
d) Phương tiện được chuyển nhượng ra nước ngoài.
Miễn đăng ký đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè, khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm an toàn theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi chủ phương tiện đăng ký hộ khẩu thường trú.
Điều 3, Thông tư 75/2014/TT-BGTVT quy định chi tiết về việc đăng ký phương tiện như sau:
- Phương tiện có đủ hồ sơ theo quy định sẽ được cơ quan đăng ký phương tiện có thẩm quyền đăng ký vào Sổ đăng ký phương tiện thủy nội địa và cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa.
- Trường hợp chủ phương tiện là cá nhân chưa có hộ khẩu thường trú nhưng có đăng ký tạm trú tại địa phương thì việc đăng ký phương tiện được thực hiện như trường hợp có hộ khẩu đăng ký thường trú.
- Phương tiện phải được đăng ký lại trong các trường hợp sau:
+ Chuyển quyền sở hữu;
+ Thay đổi tên, tính năng kỹ thuật;
+ Trụ sở hoặc nơi đăng ký thường trú của chủ phương tiện chuyển sang đơn vị hành chính cấp tỉnh khác;
+ Chuyển từ cơ quan đăng ký khác sang cơ quan đăng ký phương tiện thủy nội địa.
Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức đăng ký phương tiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và tổ chức quản lý phương tiện được miễn đăng ký.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Giao thông đường thuỷ nội địa
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh