2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Hàng không là một trong những hình thức vận tải ngày một phát triển và phổ biến cả trong nước và quốc tế. Đây là lĩnh vực không chỉ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế mà còn đối vớ an ninh, chủ quyền quốc gia. Vì thế hiện nay, Chính phủ đã đưa ra những quy định pháp luật cụ thể nhằm quản lý hoạt động hàng không chung một cách thống nhất và đồng bộ. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung vì mục đích thương mại.
- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014;
2. Luật số 61/2014/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.
- Nghị định số 30/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung.
- Nghị định 89/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng và Nghị định số 30/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung.
Căn cứ khoản 1 Điều 198 Luật Hàng không dân dụng năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định như sau:
“1. Hoạt động hàng không chung là hoạt động sử dụng tàu bay để thực hiện các chuyến bay trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng và các lĩnh vực kinh tế khác, phục vụ tìm kiếm, cứu nạn, cấp cứu, cứu hộ, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể thao, đào tạo, huấn luyện, bay hiệu chuẩn, đo đạc, chụp ảnh, quay phim, bay phục vụ nhu cầu cá nhân và các hoạt động bay dân dụng khác không nhằm mục đích vận chuyển công cộng hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi.”
Theo đó, hoạt động hàng không chung vì mục đích thương mại được hiểu là hoạt động quảng cáo, tiếp thị, bán, thực hiện dịch vụ hàng không chung nhằm mục đích sinh lợi.
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại được cấp cho tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại.
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại được quy định như sau:
- Đối tượng được cấp:
- Có tàu bay khai thác;
- Có cơ sở bảo dưỡng tàu bay hoặc có hợp đồng dịch vụ với cơ sở bảo dưỡng tàu bay được Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận;
- Thành viên tổ lái được cấp Giấy phép, chứng chỉ phù hợp;
- Loại hình hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại dự định thực hiện phù hợp chức năng hoạt động của tổ chức, nhu cầu riêng của cá nhân đề nghị cấp;
- Đáp ứng yêu cầu đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia.
Khoản 3 Điều 21 Thông tư 30/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“3. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.”
Cụ thể: Tại Thông tư số 193/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung vì mục đích thương mại là 10.000.000 đồng (bằng chữ: Mười triệu đồng).
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh