2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Điều 63, Chương V, Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 ngày 13/11/2008 quy định điều kiện của người điều khiển xe thô sơ tham gia giao thông như sau:
“ Điều 63. Điều kiện của người điều khiển xe thô sơ tham gia giao thông
1. Có sức khỏe bảo đảm điều khiển xe an toàn.
2. Hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ.”
- Căn cứ Khoản 1, Điều 63, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định điều kiện về sức khỏe của người điều khiển xe thô sơ khi tham gia giao thông:
Người điều khiển xe thô sơ khi tham gia giao thông phải có sức khỏe đảm bảo điều khiển xe an toàn. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
Điều kiện an toàn là đảm bảo đủ sức khỏe để điều khiển xe thô sơ khi tham gia giao thông. Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe khi tham gia giao thông (Căn cứ theo Phụ lục số 1, Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ngày 21 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế Và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe).
Người điều khiển xe thô sơ gồm xe đạp , xe đạp điện, xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự phải có nắm rõ được hiểu biết về quy tắc tham gia giao thông.
Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ; đối với xe ô tô cần phải có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghê phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.
Xe thô sơ phải đảm bảo đúng kích thước, quy cách, kiểu mẫu, cấu tạo theo thiết kế và đảm bảo một số tiêu chuẩn: Có hệ thống hãm còn hiệu lực; có càng điều khiển đủ độ bền bảo đảm điều khiển chính xác; có đèn hoặc thiết bị phát sáng báo hiệu khi lưu thông ban đêm.
- Căn cứ Khoản 2, Điều 63, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định về quy tắc đối với người điều khiển xe thô sơ khi tham gia giao thông:
Người điều khiển xe thô sơ khi tham gia giao thông phải là người có hiểu biết về quy tắc giao thông đường bộ. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
Quy tắc khi tham gia giao thông là: Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ; Xe ô tô phải có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghê phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.
Người điều khiển xe thô sơ cần phải chấp hành đúng hệ thống báo hiệu đường bộ gồm: hiểu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
Người điều khiển xe thô sơ khi tham gia giao thông đường bộ cần phải có hiểu biết về hiệu lệnh của người điều khiển giao thông: Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại. Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phái bên trái người điều khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.
Người điều khiển xe thô sơ khi tham gia giao thông đường bộ cần phải hiểu về tín hiệu đèn giao thông có ba màu: đèn xanh là được đi; đèn đỏ là cấm đi; đèn vàng thì đi chậm và dừng lại trước vạch dừng.
Bài viết trên đây, Luật Hoàng Anh đã làm rõ điều kiện của người điều khiển xe thô sơ khi tham gia giao thông đường bộ được quy định trong pháp luật hiện hành.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh