2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hàng không là một trong những hình thức vận tải ngày một phát triển và phổ biến cả trong nước và quốc tế. Đây là lĩnh vực không chỉ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế mà còn đối vớ an ninh, chủ quyền quốc gia. Theo đó, an ninh hàng không có chức năng giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng. Đồng thời, giám sát thường xuyên các yếu tố liên quan đến ngoài nước: tàu bay ra vào, hành khách, hành lý, hàng hóa ra vào Việt Nam…
Vì thế hiện nay, Chính phủ đã đưa ra những quy định pháp luật cụ thể nhằm quản lý hoạt động hàng không dân dụng một cách thống nhất và đồng bộ. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về điều kiện hoạt động hàng không chung.
- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014;
2. Luật số 61/2014/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.
Căn cứ khoản 1 Điều 198 Luật Hàng không dân dụng năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định như sau:
“1. Hoạt động hàng không chung là hoạt động sử dụng tàu bay để thực hiện các chuyến bay trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng và các lĩnh vực kinh tế khác, phục vụ tìm kiếm, cứu nạn, cấp cứu, cứu hộ, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể thao, đào tạo, huấn luyện, bay hiệu chuẩn, đo đạc, chụp ảnh, quay phim, bay phục vụ nhu cầu cá nhân và các hoạt động bay dân dụng khác không nhằm mục đích vận chuyển công cộng hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi.”
Hàng không là thuật ngữ nói về việc sử dụng máy bay, máy móc, khí cụ do con người chế tạo ra có thể bay được. Theo đó hoạt động hàng không chung được hiểu như là những hoạt động kinh doanh hàng không nhằm mục đích sinh lợi từ tàu bay dân dụng. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp cũng đã khai thác các phương tiện hàng không chung nhằm tạo thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn.
Hàng không là một lĩnh vực còn khá mới ở Việt Nam và còn rất nhiều hạn chế, bao gồm các loại hình như:
- Kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương mại: Đây là hoạt động quảng cáo, tiếp thị, bán, thực hiện dịch vụ hàng không chung nhằm mục đích sinh lợi.
- Hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại: Đây là hoạt động hàng không chung phục vụ cho hoạt động của tổ chức, cá nhân không nhằm mục đích sinh lợi.
Theo đó, hoạt động hàng không chung phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Tàu bay, tổ bay phải được cấp giấy phép, chứng chỉ cần thiết theo quy định của Luật hàng không dân dụng và phù hợp với loại hình hoạt động khai thác được thực hiện;
- Bảo đảm các điều kiện về an toàn hàng không, an ninh hàng không, bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tổ chức thực hiện hoạt động hàng không chung vì mục đích thương mại phải có Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay để chứng nhận việc đáp ứng điều kiện khai thác an toàn đối với loại tàu bay và lọa hình khai thác quy định.
Điều kiện để tổ chức được cấp giấy chứng nhận gồm:
- Có tổ chức bộ máy khai thác; phương thức điều hành và giám sát khai thác tàu bay phù hợp;
- Có đội ngũ nhân viên được đào tạo và có giấy phép, chứng chỉ phù hợp;
- Có chương trình huấn luyện nghiệp vụ, chương trình bảo dưỡng tàu bay phù hợp với tính chất và quy mô khai thác;
- Có tàu bay, trang bị, thiết bị bảo đảm khai thác an toàn;
- Có đầy đủ tài liệu hướng dẫn khai thác.
Ngoài ra, tổ chức thực hiện hoạt động hàng không chung vì mục đích thương mại không được thực hiện các hành vi sau:
- Hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm hoặc cạnh tranh không lành mạnh;
- Sử dụng thương hiệu, bao gồm tên thương mại và nhãn hiệu gây nhầm lẫn với tổ chức thực hiện hoạt động hàng không chung khác;
- Nhượng hoặc nhận quyền thực hiện hoạt động hàng không chung vì mục đích thương mại.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh