Điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:45 (GMT+7)

bài viết tìm hiểu quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô

Kinh doanh vận tải bằng ô tô là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và phải xin giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động. Để thực hiện kinh doanh vận tải bằng ô tô thì cần phải thực hiện những điều kiện gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

1. Căn cứ pháp lý

Điều  67, chương VI, Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 ngày 13/11/2008 quy định điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô như sau:

“ Điều 67. Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;

b) Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ;

c) Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;

d) Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;

đ) Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

2. Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, bằng xe taxi và phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông;

c) Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan có thẩm quyền và phải niêm yết công khai.

3. Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ và phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này.

4. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện và việc cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.”

2. Nội dung quy định

2.1. Điều kiện hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô đối với doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh

- Căn cứ Khoản 1, Điều 67, Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định điều kiện hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh là:

Đơn vị kinh doanh vận tải bao gồm: doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.

Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật. Để đăng ký kinh doanh thì cần phải làm hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh: Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định và vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định cần có giấy đề nghị cấp giấy phép (theo mẫu quy định), bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bản sao công chứng văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải. Đối với hộ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cần có 01 giấy đề nghị cấp giấy phép (theo mẫu quy định) gửi đến Sở giao thông vận tải, bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; sau khi có giấy phép kinh doanh, hộ kinh doanh cần xin cấp phù hiệu cho xe kinh doanh.

Thiết bị giám sát hành trình là thiết bị điện tử được lắp trên xe ô tô để ghi, lưu trữ và truyền phát các thông tin bắt buộc liên quan trong hành trình của xe ô tô. Hành trình xe chạy được xác định bởi điểm đi, điểm đến, các tuyến đường bộ, các điểm đón, trả khách, trạm dừng nghỉ mà phương tiện đi qua.

Phương tiện kinh doanh cần phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.Cụ thể thiết bị giám sát phải có chức năng tự kiểm tra và có các tín hiệu thông báo trạng thái hoạt động. Tín hiệu thông báo các trạng thái hoạt động phải được hiển thị bằng đèn hoặc màn hình.

Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải ghi lại được thời điểm, tọa độ đăng nhập, đăng xuất của lái xe đồng thời phải có báo hiệu để nhận biết sự thay đổi lái xe và phân biệt được trạng thái đăng nhập, đăng xuất. Việc đăng nhập, đăng xuất của lái xe chỉ thực hiện được khi xe dừng hoặc đỗ.

Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải phát tín hiệu cảnh báo bằng âm thanh với âm lượng không nhỏ hơn 65 dB (A) khi đo ở khoảng cách 10 cm, tần suất từ 60 đến 120 lần trên phút, bảo đảm người lái xe có thể nghe được khi đang lái xe trong các trường hợp: Xe chạy quá tốc độ giới hạn theo quy định, âm thanh cảnh báo phải được duy trì liên tục cho đến khi tốc độ xe nhỏ hơn hoặc bằng tốc độ giới hạn; tối thiểu 05 phút trước thời điểm 04 giờ lái xe liên tục, âm thanh cảnh báo phải được duy trì liên tục cho đến khi xe dừng hoặc lái xe thực hiện đăng xuất.

Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải ghi lại hành trình xe chạy, tần suất ghi và lưu trữ không quá 30 giây trên một lần khi xe hoạt động và không quá 15 phút trên một lần khi xe dừng. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải có tốc độ tức thời trong hành trình xe chạy, thông tin này phải trích xuất được thông qua cổng kết nối của thiết bị giám sát với máy tính hoặc thông qua máy chủ tại các thời điểm bất kỳ trong suốt hành trình xe chạy. Đơn vị đo tốc độ là km/h, dải tốc độ của thiết bị giám sát hành trình từ 0 km/h đến tối thiểu 150 km/h và độ phân giải của toàn thang đo nhỏ hơn hoặc bằng 01 km/h.

Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải có dữ liệu được truyền về máy chủ với tần suất không quá 30 giây trên một lần xe hoạt động và không quá 15 phút trên một lần khi xe không hoạt động để theo dõi, quản lý, lưu trữ theo quy định. Trường hợp mất kết nối với máy chủ do gián đoạn đường truyền, TBGSHT phải gửi lại đầy đủ dữ liệu đã ghi nhận được trước đó về máy chủ ngay sau khi đường truyền hoạt động trở lại, theo thứ tự thời gian từ trước đến sau.

Thiết bị giám sát hành trình xe phải có khả năng cài đặt được các tham số ban đầu: biển số xe, hệ số xung km/h, phương pháp đo tốc độ, tốc độ giới hạn, ngày lắp đặt, sửa đổi thiết bị. Thiết bị giám sát hành trình xe phải có khả năng kết nối trực tiếp với máy tính thông qua cổng COM tốc độ 115.200 bps, 08 bit, non parity, 01 stop bit.

Người lái xe và nhận viên phục vụ phải có hợp đồng lao động bằng văn bản (theo mẫu) quy định; người lái xe và nhân viên vận tải trên xa cần phải kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn của xe trước khi khởi hành, có thái độ văn minh, lịch sự, hướng dẫn khách hàng ngồi đúng nơi quy định, kiểm tra việc sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa đảm bảo an toàn, có biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của hành khách đi xe, giữ gìn vệ sinh trong xe. Đóng cửa lên xuống của xe trước và trong khi xe chạy.

Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông. Về trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, nhân viên phục vụ trên xe phải tận tụy với công việc được giao, có ý thức giữ gìn, bảo vệ người, hàng hóa, phương tiện; tôn trọng, cảm thông và hết lòng phục vụ hành khách đi xe; luôn luôn có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành; tôn trọng luật pháp, thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ và những yêu cầu nghề nghiệp; trung thực, khách quan, có tinh thần học tập để nâng cao trình độ. Về kiến thức của nhân viên phục vụ trên xe cần có  kiến thức cơ bản về nghiệp vụ vận tải bằng xe ô tô, một số nội dung lái xe cần lưu ý khi điều khiển phương tiện để đảm bảo an toàn giao thông; hiểu biết các quy định của pháp luật về vận tải đường bộ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp; có hiểu biết để áp dụng được vào thực tế các nội dung, nhiệm vụ của người lái xe trong quy trình đảm bảo an toàn giao thông; có kiến thức cơ bản để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu thông thường xảy ra đối với hành khách khi đang lưu thông trên đường.

Người có trình độ chuyên môn về vận tải là người có chửng chỉ sơ cấp chuyên ngành vận tải hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành vận tải trở lên. Người điều hành vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã không được đồng thời làm việc tại cơ quan, đơn vị khác; không phải là lao động trực tiếp lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô kinh doanh đơn vị mình; được tập huấn theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, phải đảm bảo an ninh, trật tự, đáp ứng yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường; đường ra, vào bãi đỗ xe phải được bố trí đảm bảo an toàn và không gây ùn tắc giao thông; niêm yết công khai nội quy, giá các dịch vụ tại bãi đỗ xe, tên và số điện thoại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để chủ xe phản ánh, khiếu nại khi cần thiết; bồi thường thiệt hại cho người gửi xe nếu để xảy ra mất mát, hư hỏng phương tiện nhận gửi; chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thu tiền trông giữ phương tiện; không được để các chủ phương tiện kinh doanh vận tải sử dụng bãi đỗ xe để đón, trả khách hoặc xếp dỡ hàng hóa, đóng gói, sang tải và bảo quản hàng hóa; có quyền từ chối phục vụ đối với chủ phương tiện không chấp hành nội quy bãi đỗ xe.

2.2. Doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, bằng xe taxi

- Căn cứ Khoản 2, Điều 67, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định với các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, bằng xe taxi phải có đáp ứng điều kiện:

Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật; bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ; bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật; người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải; có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông; kiểm tra, theo dõi các điều kiện về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện; đôn đốc, theo dõi việc thực hiện chế độ kiểm định kỹ thuật và bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện; kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình trạng kỹ thuật phương tiện; quản lý, theo dõi các thông tin bắt buộc từ thiết bị giám sát hành trình của xe, thông tin hình ảnh từ camera lắp trên xe để kịp thời cảnh báo và ngăn chặn các hành vi vi phạm; sử dụng thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô, thông tin hình ảnh từ camera lắp trên xe phục vụ cho hoạt động quản lý của đơn vị và cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền những thông tin bắt buộc của từng xe ô tô khi có yêu cầu; theo dõi, đề xuất sửa chữa, thay thế kịp thời hư hỏng của thiết bị giám sát hành trình, của camera lắp trên xe; định kỳ tháng, quý, năm lập báo cáo các hành vi vi phạm của đội ngũ người lái xe thuộc đơn vị.

Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan có thẩm quyền và phải niêm yết công khai. Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách của phương tiện được phân chia thành đánh giá 5 hạng (từ 1-5 sao).

2.3. Các doanh nghiệp, hợp tác xã được kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ

- Căn cứ Khoản 3, Điều 67, Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải đáp ứng các điều kiện:

Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật; bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ; bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật; người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải; có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông; kiểm tra, theo dõi các điều kiện về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện; đôn đốc, theo dõi việc thực hiện chế độ kiểm định kỹ thuật và bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện; kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình trạng kỹ thuật phương tiện; quản lý, theo dõi các thông tin bắt buộc từ thiết bị giám sát hành trình của xe, thông tin hình ảnh từ camera lắp trên xe để kịp thời cảnh báo và ngăn chặn các hành vi vi phạm; sử dụng thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô, thông tin hình ảnh từ camera lắp trên xe phục vụ cho hoạt động quản lý của đơn vị và cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền những thông tin bắt buộc của từng xe ô tô khi có yêu cầu; theo dõi, đề xuất sửa chữa, thay thế kịp thời hư hỏng của thiết bị giám sát hành trình, của camera lắp trên xe; định kỳ tháng, quý, năm lập báo cáo các hành vi vi phạm của đội ngũ người lái xe thuộc đơn vị.

2.4. Quy định điều kiện và việc cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

- Căn cứ Khoản 4, Điều 67, Luật giao thông đường bộ năm 2008 Chính phủ quy định điều kiện và việc cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là:

Kinh doanh vận tải bằng ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.

Việc cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô được quy định đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi chung là Giấy phép kinh doanh); nội dung Giấy phép kinh doanh bao gồm: tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp; người đại diện theo pháp luật; các hình thức kinh doanh; cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Bài viết trên đây, Luật Hoàng Anh đã đi làm rõ quy định về điều kiện cần phải có khi kinh doanh vận tải bằng ô tô. Trường hợp không thực hiện theo đúng quy định của Luật này thì sẽ không được kinh doanh vận tải bằng ô tô và sẽ bị xử lý theo pháo luật.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư