2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Giấy phép lái xe B2 chắc hẳn rất quen thuộc với những người điều khiển xe ô tô. Vậy thì giấy phép lái xe hạng B2 có thể điều khiển những loại xe nào và thủ tục cấp đổi ra sao thì sau đây Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ những thắc mắc liên quan đến giấy phép lái xe hạng B2. Nếu có thắc mắc và cần sự tư vấn hãy GỌI NGAY cho chúng tôi theo số điện thoại 0908308123 để được Công ty luật Hoàng Anh giải đáp và tư vấn miễn phí.
Giấy phép lái xe (hay bằng lái xe) là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hay cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân nhằm cho phép người đó vận hành, lưu thông và tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách, xe container hoặc các loại hình xe khác trên đường bộ.
Theo quy định tại Điều 29 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 05/2024/TT-BGTVT thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe bao gồm:
- Cục Đường bộ Việt Nam: cấp giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước.
- Sở Giao thông vận tải: cấp giấy phép lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Giấy phép lái xe hạng B2 là một hạng giấy phép lái xe dành cho ô tô. Giấy phép lái xe hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển các loại xe theo quy định tại Khoản 7 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT. Cụ thể là:
- Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg.
- Các loại xe quy định cho giấy phép hạng B1. Đó là:
Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Như vậy, giấy phép lái xe hạng B2 cho phép điều khiển nhiều loại xe ô tô thông dụng có trọng tải nhỏ nên rất nhiều tài xế lựa chọn loại giấy phép này.
Căn cứ khoản 3 Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì giấy phép lái xe hạng B2 có thời hạn là 10 năm kể từ ngày cấp.
- Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
- Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
Căn cứ Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 01/2021/TT-BGTVT và Thông tư 04/2022/TT-BGTVT trình tự là:
- Cá nhân lập 01 bộ hồ sơ như mục 5.1, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các giấy tờ nộp bản sao trong hồ sơ nêu trên để đối chiếu.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, cá nhân kê khai theo hướng dẫn và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của nội dung đã kê khai; khi nhận giấy phép lái xe, phải nộp lại giấy phép lái xe cũ để lưu hồ sơ.
- Việc trả giấy phép lái xe được thực hiện tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích theo yêu cầu của cá nhân; trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, giấy phép lái xe được trả cho đúng cá nhân đổi giấy phép lái xe.
Căn cứ Thông tư 37/2023/TT-BTC và Điều 8 Thông tư 63/2023/TT-BTC quy định lệ phí cấp đổi giấy phép lái xe hạng B2 như sau:
- Lệ phí cấp đổi giấy phép lái xe hạng B2 (khi nộp hồ sơ trực tiếp): 135.000 đồng/ lần cấp.
- Lệ phí cấp đổi giấy phép lái xe hạng B2 (khi nộp hồ sơ trực tuyến): 115.000 đồng/ lần cấp.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh