2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Điều 59, Chương V, Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 ngày 13/11/2008 quy định về giấy phép lái xe như sau:
“ Điều 59. Giấy phép lái xe
1. Căn cứ vào kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe cơ giới, giấy phép lái xe được phân thành giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn.
2. Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây:
a) Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
b) Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
c) Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
3. Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng A1.
4. Giấy phép lái xe có thời hạn gồm các hạng sau đây:
a) Hạng A4 cấp cho người lái máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg;
b) Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
c) Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
d) Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2;
đ) Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C;
e) Hạng E cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D;
g) Giấy phép lái xe hạng FB2, FD, FE cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa; hạng FC cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.
5. Giấy phép lái xe có giá trị sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và lãnh thổ của nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký cam kết công nhận giấy phép lái xe của nhau.”
- Căn cứ Khoản 1, Điều 59, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định như sau :
Căn cứ vào kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe cơ giới, giấy phép lái xe được phân thành giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn.
Giấy phép lái xe được phân thành giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn.
Các giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm : các giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3. Các giấy phép lái xe có thời hạn bao gồm : giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe nữ đủ 55 tuổi và nam đủ 60 tuổi. Trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp. Các giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp. Các giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn từ 5 năm, kể từ ngày cấp.
Giấy phép lái xe hạng A1 cấp cho cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
Giấy phép lái xe hạng A2 cấp cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
Giấy phép lái xe hạng A3 cấp cho cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
Giấy phép lái xe hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.
Giấy phép lái xe hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg.
Giấy phép lái xe hạng B2 cấp cho cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg.
Giấy phép lái xe hạng C cấp cho cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2.
Giấy phép lái xe hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C.
Giấy phép lái xe hạng E cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D;
Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.
Giấy phép lái xe hạng F cấp cho cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa; hạng FC cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.
- Căn cứ Khoản 2, Điều 59, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định về giấy phép lái xe không thời hạn :
Giấy phép lái xe hạng A1 cấp cho : Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
Giấy phép lái xe hạng A2 cấp cho : Người lái xe để khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên ; người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật và người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3.
Giấy phép lái xe hạng A3 cấp cho : người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh ; người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật. Các giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn sử dụng.
- Căn cứ Khoản 3, Điều 59, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định cấp giấy phép lái xe cho người khuyết tật :
Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng A1. Người khuyết tật cần phải thực hiện điều kiện để được cấp giấy phép lái xe : Người khuyết tật cần phải có đủ điều kiện, hồ sơ theo quy định của pháp luật, phải đăng ký học tại cơ sở đào tạo, được tự học lý thuyết và thực hành ; trường hợp có nhu cầu học tập trung đăng ký với cơ sở đào tạo để được học theo nội dung, chương trình quy định.
Xe dùng để dạy lái : là mô tô ba bánh của người khuyết tật đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký, biển số.
Điều kiện người khuyết tật cần có để tham gia lớp đào tạo : là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam ; phải có đủ độ tuổi, đủ sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định.
Hồ sơ cần có : Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe (theo mấu) ; bản sao chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam, hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài ; bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 6 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài ; giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
- Căn cứ Khoản 4, Điều 59, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định về giấy phép lái xe có thời hạn :
Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe : Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; ô tô dùng cho người khuyết tật. Giấy phép lái xe hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe : Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Giấy phép lái xe hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.
Giấy phép lái xe hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe : Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; ô tô dùng cho người khuyết tật; ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Giấy phép lái xe hạng C cấp cho người điều khiển các loại xe: Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; ô tô dùng cho người khuyết tật; ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Giấy phép lái xe hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe: Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; ô tô dùng cho người khuyết tật; ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Giấy phép lái xe hạng E cấp cho cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D;
Giấy phép lái xe hạng FB2, FD, FE cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa; hạng FC cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.
- Căn cứ Khoản 5, Điều 59, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định vè giấy phép có giá trị sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và lãnh thổ của nước ngoài:
Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp: Người có IDP do Việt Nam cấp khi điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước tham gia Công ước Viên phải mang theo IDP và giấy phép lái xe quốc gia; tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ của nước sở tại; IDP do Việt Nam cấp không có giá trị sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam.
Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước Viên cấp tại Việt Nam: Người có IDP do các nước tham gia Công ước Viên cấp khi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam phải mang theo IDP và giấy phép lái xe quốc gia được cấp phù hợp với hạng xe điều khiển; phải tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ của Việt Nam.Người có IDP vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ Việt Nam mà bị tước quyền sử dụng IDP có thời hạn thì thời hạn bị tước không quá thời gian người lái xe được phép cư trú tại lãnh thổ Việt Nam.
Bài viết trên đây, Luật Hoàng Anh đã đi tìm hiểu về giấy phép lái xe được quy định trong pháp luật hiện hành.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh