2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Điều 19, Chương II, Luật đường sắt số 06/2017/QH14 ngày 16/06/2017 quy định hệ thống báo hiệu cố định trên đường sắt như sau:
“ Điều 19. Hệ thống báo hiệu cố định trên đường sắt
1. Hệ thống báo hiệu cố định trên đường sắt bao gồm:
a) Cột tín hiệu, đèn tín hiệu;
b) Biển hiệu, mốc hiệu;
c) Biển báo;
d) Rào, chắn;
đ) Cọc mốc chỉ giới;
e) Các báo hiệu khác.
2. Hệ thống báo hiệu cố định trên đường sắt phải được xây dựng, lắp đặt đầy đủ phù hợp với cấp kỹ thuật và loại đường sắt; bảo đảm thường xuyên hoạt động tốt.”
- Căn cứ Khoản 1, Điều 19, Luật đường sắt năm 2017, quy định về hệ thống báo hiệu cố định trên đường sắt:
Hệ thống báo hiệu cố định trên đường sắt bao gồm: cột tín hiệu, đèn tín hiệu; biển hiệu, mốc hiệu; biển báo; rào, chắn; cọc mốc chỉ giới; và các báo hiệu khác.
Tín hiệu đường sắt là biểu thị điều kiện vận hành đối với lái tàu và các nhân viên đường sắt có liên quan khi chạy tàu. Tín hiệu đường sắt bao gồm: tín hiệu, hiệu lệnh và biển báo.
Hệ thống tín hiệu giao thông đường sắt bao gồm hiệu lệnh của người tham gia điều khiển chạy tàu, tín hiệu đèn màu, tín hiệu cánh, biển báo hiệu, pháo hiệu phòng vệ, đuốc và tín hiệu của tàu. Biểu thị của tín hiệu là mệnh lệnh và điều kiện chạy tàu, dồn tàu.
Hiệu lệnh của người tham gia điều khiển chạy tàu gồm cờ, còi, điện thoại, đèn và tín hiệu tay.
Tín hiệu đèn màu là tín hiệu để báo cho lái tàu điều khiển tàu ra, vào ga, thông qua ga, dừng tàu, dồn tàu.
Tín hiệu cánh là tín hiệu để báo cho lái tàu điều khiển tàu ra, vào ga, thông qua ga, dừng ở những nơi chưa có tín hiệu đèn màu.
Biển báo hiệu gồm hai nhóm sau đây:
a) Biển báo để cung cấp những thông tin cần biết cho lái tàu;
b) Biển hiệu, mốc hiệu để bắt buộc lái tàu phải chấp hành.
Pháo hiệu phòng vệ, đuốc, đèn đỏ, vật cầm trên tay quay tròn để báo hiệu dừng tàu khẩn cấp.
Tín hiệu của tàu gồm đèn, còi, biển báo ở đuôi tàu và cờ.
- Căn cứ Khoản 2, Điều 19, Luật đường sắt năm 2017, quy định hệ thống báo hiệu cố định phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật:
Tín hiệu cố định theo quy chuẩn kỹ thuật bao gồm tín hiệu đèn màu; tín hiệu cánh. Tín hiệu đèn màu vào ga, tín hiệu đèn màu vào bãi báo những tín hiệu sau: Sáng một đèn màu đỏ: không cho phép tàu vượt quá tín hiệu này; sáng một đèn màu lục: cho phép tàu qua ghi theo hướng thẳng thông qua ga (hoặc bãi) trên đường chính; sáng một đèn màu vàng: cho phép tàu qua ghi theo hướng thẳng vào đường chính và chuẩn bị dừng ; sáng hai đèn màu vàng: cho phép tàu qua ghi theo hướng rẽ vào đường phụ và chuẩn bị dừng; sáng một đèn màu lục và sáng một đèn màu vàng: cho phép tàu qua ghi theo hướng thẳng vào ga và chuẩn bị dừng, báo cho biết tín hiệu vào bãi đã mở; sáng một đèn màu sữa và sáng một đèn màu đỏ: cho phép tàu đi vào với tốc độ không quá 15 km/h và phải chuẩn bị sẵn sàng dừng lại khi có chướng ngại.
Tín hiệu đèn màu ra ga báo những tín hiệu sau: Khu gian đóng đường tự động: Sáng một đèn màu đỏ: không cho phép tàu vượt quá tín hiệu này; sáng một đèn màu lục: biểu thị phía trước có ít nhất hai phân khu đóng đường thanh thoát, cho phép tàu chạy vào khu gian với tốc độ quy định; sáng một đèn màu vàng: cho phép tàu chạy vào khu gian và chú ý phía trước chỉ có một phân khu đóng đường thanh thoát; sáng hai đèn màu lục: cho phép tàu chạy vào khu gian theo hướng rẽ. Khu gian đóng đường nửa tự động: Sáng một đèn màu đỏ: không cho phép tàu vượt qua tín hiệu này; sáng một đèn màu lục: cho phép tàu chạy vào khu gian; sáng hai đèn màu lục: cho phép tàu chạy vào khu gian theo hướng rẽ.
Bài viết trên đây, Luật Hoàng Anh đã trình bày về hệ thống báo hiệu cố định trên đường sắt được quy định trong pháp luật hiện hành.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh