2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Những năm qua, Hàng không dân dụng Việt Nam đã lập nên truyền thống vẻ vang rất đáng tự hào; phát triển từ nhỏ đến lớn, từ thô sơ đến hiện đại, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Ra đời từ lực lượng vũ trang nhân dân, Hàng không dân dụng Việt Nam luôn giữ vững bản chất cách mạng, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với Nhân dân. Hoạt động hàng không dân dụng không chỉ mang tính chất kinh tế đơn thuần mà còn liên quan chặt chẽ đến quốc phòng, an ninh, kinh tế đối ngoại chứ không chỉ mang tính chất kinh tế đơn thuần. Chính vì vậy, Nhà nước đã đưa ra những quy định pháp luật cụ thể nhằm quản lý hoạt động hàng không dân dụng một cách thống nhất và đồng bộ. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về nguyên tắc xác định giá dịch vụ vận chuyển hàng không.
- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014;
2. Luật số 61/2014/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.
- Thông tư số 06/2022/TT-BGTVT ngày 27 tháng 05 năm 2022 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2015/TT-BGTVT ngày 24 tháng 07 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không.
khoản 1 Điều 115 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2014 thì vận chuyển hàng không nội địa được hiểu như sau:
“1. Vận chuyển hàng không nội địa là việc vận chuyển bằng đường hàng không trong lãnh thổ của một quốc gia.”
Hiện nay, có 4 hàng hàng không nội địa tại Việt Nam bao gồm: Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Vietjet Air và Bamboo Airways.
Theo đó, nguyên tắc chung đối với giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không:
- Giá dịch vụ được xác định trên cơ sở chi phí sản xuất kinh doanh thực tế hợp lý; phù hợp với chất lượng dịch vụ, tình hình cung cầu trên thị trường;
- Mức giá phù hợp chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và phù hợp với mặt bằng giá của cùng loại dịch vụ trong khu vực ASEAN;
- Mức giá dịch vụ phải đảm bảo tính cạnh tranh, không lạm dụng vị trí độc quyền.
Dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay là những dịch vụ liên quan trực tiếp đến khai thác tàu bay, vận chuyển hàng không và hoạt động bay được thực hiện tại cảng hàng không, sân bay. Đây được hiểu là hình thức cung cấp, hỗ trợ khách hàng trước, trong và sau chuyến bay.
Như vậy, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không phải tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:
- Giá dịch vụ hàng không đối với các chuyến bay quốc tế được xác định trên cơ sở đảm bảo thu hồi vốn đầu tư, tạo tích lũy cho đơn vị, phù hợp sản lượng, quy mô đầu tư; cho phép áp dụng các phương pháp tính giá nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng của cảng hàng không;
- Giá dịch vụ hàng không đối với các chuyến bay nội địa được xác định trên cơ sở giá cả thị trường trong nước, có tính đến quan hệ giữa giá trong nước và quốc tế của cùng loại dịch vụ;
- Giá dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không, sân bay được thực hiện trên nguyên tắc phi độc quyền, phù hợp thị trường, bảo đảm quyền lợi của khách hàng và quy định của pháp luật về giá.
Trong đó, Dịch vụ phi hàng không là dịch vụ cung ứng tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay nhưng không thuộc dịch vụ hàng không.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh