Nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà chức trách hàng không là gì? (Phần 2)

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:09 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà chức trách hàng không

Những năm qua, Hàng không dân dụng Việt Nam đã lập nên truyền thống vẻ vang rất đáng tự hào; phát triển từ nhỏ đến lớn, từ thô sơ đến hiện đại, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Ra đời từ lực lượng vũ trang nhân dân, Hàng không dân dụng Việt Nam luôn giữ vững bản chất cách mạng, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với Nhân dân. Hoạt động hàng không dân dụng không chỉ mang tính chất kinh tế đơn thuần mà còn liên quan chặt chẽ đến quốc phòng, an ninh, kinh tế đối ngoại chứ không chỉ mang tính chất kinh tế đơn thuần. Chính vì vậy, Nhà nước đã đưa ra những quy định pháp luật cụ thể nhằm quản lý hoạt động hàng không dân dụng một cách thống nhất và đồng bộ. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về giám sát hoạt động hàng không dân dụng.

Cơ sở pháp lý

- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014;

2. Luật số 61/2014/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.

- Nghị định số 66/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 08 năm 2015 của Chính phủ quy định về nhà chức trách hàng không.

Khái niệm

Ngành hàng không dân dụng bao gồm mọi hoạt động bay không liên quan đến lĩnh vực quân sự. Đối với bất kỳ quốc gia nào, hàng không dân dụng bao giờ cũng là ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù. Bởi nó được ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Luật Hàng không dân dụng số 66/2006/QH11 sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định như sau:

“2. Cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành hàng không dân dụng trực thuộc Bộ Giao thông vận tải là Nhà chức trách hàng không.”

Như vậy, có thể thấy nhà chức trách hàng không là đầu mối trong quan hệ hợp tác quốc tế với Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế, nhà chức trách hàng không nước ngoài, các tổ chức, diễn đàn hàng không quốc tế khác mà Việt Nam tham gia.

Đối với việc khai thác, bảo dưỡng tàu bay

Nhà chức trách có trách nhiệm Giám sát việc khai thác, bảo dưỡng tàu bay, bao gồm:

- Duy trì đủ điều kiện bay của tàu bay;

- Duy trì đủ năng lực, điều kiện khai thác an toàn tàu bay;

- Duy trì đủ năng lực, điều kiện bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay.

Đối với việc quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng hàng không

Giám sát việc quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng hàng không, bao gồm:

- Duy trì đủ năng lực, điều kiện quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng hàng không;

- Thực hiện phương án, quy trình xây dựng, cải tạo, khai thác, bảo trì, ngừng hoặc đưa vào khai thác công trình hàng không;

- Việc kiểm định kỹ thuật phương tiện, thiết bị chuyên ngành hàng không.

Đối với hoạt động bay

Giám sát bảo đảm hoạt động bay, bao gồm:

- Tổ chức và quản lý bảo đảm hoạt động bay;

- Duy trì đủ năng lực, điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.

Đối với năng lực điều kiện khai thác vận chuyển hàng không

Giám sát duy trì đủ năng lực, điều kiện khai thác vận chuyển hàng không, cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không của các đơn vị trong ngành hàng không, bao gồm:

- Hãng hàng không Việt Nam;

- Doanh nghiệp cảng hàng không;

- Doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung;

- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay.

Trách nhiệm quản lý khác của nhà chức trách hàng không

- Tổ chức kiểm tra, khảo sát, đánh giá chất lượng dịch vụ chuyên ngành hàng không. Khuyến cáo khắc phục việc bảo đảm quyền lợi của người sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng không, dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay.

- Giám sát, chỉ đạo hoạt động của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không. Kiểm soát chất lượng an ninh hàng không. Tổ chức thực hiện, giám sát việc cấp thẻ, giấy phép và mẫu thẻ, mẫu giấy phép kiểm soát an ninh hàng không.

- Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng và cơ quan có liên quan trong việc bảo đảm hoạt động bay. Giao nhiệm vụ bay hiệu chuẩn thiết bị dẫn đường hàng không cho tổ chức chuyên ngành hàng không phù hợp.

- Hướng dẫn, chỉ đạo việc quản lý, tổ chức khai thác, bảo đảm an ninh, an toàn hàng không đối với hoạt động hàng không chung tại sân bay chuyên dùng, bãi cất hạ cánh trên mặt đất, dải cất hạ cánh trên mặt nước, vùng trời cho hoạt động hàng không chung sau khi được Bộ Tổng tham mưu cho phép tổ chức khai thác.

- Giám sát việc duy trì đủ điều kiện cấp, công nhận, phê chuẩn giấy phép, giấy chứng nhận, năng định, tài liệu khai thác chuyên ngành hàng không dân dụng.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Hàng không dân dụng

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư