2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Những năm qua, Hàng không dân dụng Việt Nam đã lập nên truyền thống vẻ vang rất đáng tự hào; phát triển từ nhỏ đến lớn, từ thô sơ đến hiện đại, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Ra đời từ lực lượng vũ trang nhân dân, Hàng không dân dụng Việt Nam luôn giữ vững bản chất cách mạng, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với Nhân dân. Hoạt động hàng không dân dụng không chỉ mang tính chất kinh tế đơn thuần mà còn liên quan chặt chẽ đến quốc phòng, an ninh, kinh tế đối ngoại chứ không chỉ mang tính chất kinh tế đơn thuần. Chính vì vậy, Nhà nước đã đưa ra những quy định pháp luật cụ thể nhằm quản lý hoạt động hàng không dân dụng một cách thống nhất và đồng bộ. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về cấp, phê chuẩn, công nhận giấy phép, phê chuẩn giấy phép, năng định, tài liệu khai thác chuyên ngành hàng không dân dụng.
- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014;
2. Luật số 61/2014/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.
- Nghị định số 66/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 08 năm 2015 của Chính phủ quy định về nhà chức trách hàng không.
Ngành hàng không dân dụng bao gồm mọi hoạt động bay không liên quan đến lĩnh vực quân sự. Đối với bất kỳ quốc gia nào, hàng không dân dụng bao giờ cũng là ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù. Bởi nó được ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Luật Hàng không dân dụng số 66/2006/QH11 sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định như sau:
“2. Cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành hàng không dân dụng trực thuộc Bộ Giao thông vận tải là Nhà chức trách hàng không.”
Như vậy, có thể thấy nhà chức trách hàng không là đầu mối trong quan hệ hợp tác quốc tế với Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế, nhà chức trách hàng không nước ngoài, các tổ chức, diễn đàn hàng không quốc tế khác mà Việt Nam tham gia.
Cấp, phê chuẩn, công nhận, gia hạn, thu hồi hoặc đình chỉ hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, năng định liên quan đến:
- Tàu bay và khai thác tàu bay;
- Khai thác cảng hàng không, sân bay;
- Bảo đảm hoạt động bay;
- An ninh hàng không
- Nhân viên hàng không;
- Lĩnh vực khác theo quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế.
- Phương án, tài liệu hướng dẫn lắp trang bị, thiết bị trên tàu bay; tài liệu hướng dẫn khai thác tàu bay; chương trình, tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng tàu bay;
- Tài liệu hướng dẫn khai thác, chương trình bảo trì kết cấu hạ tầng hàng không; phương án, quy trình xây dựng, cải tạo, bảo trì, ngừng hoặc đưa vào khai thác công trình hàng không;
- Phương án khai thác, phương thức bay hoạt động hàng không chung;
- Chương trình, quy chế an ninh hàng không quy định tại các Điểm d, đ, e và g Khoản 2 Điều 196 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam;
- Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không nước ngoài;
- Tài liệu khác theo quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế.
Theo đó, nhà chức trách hàng không có quyền cấp phép bay, quyền vận chuyển hàng không.
Trong đó, Quyền vận chuyển hàng không là quyền khai tác thương mại vận chuyển hàng không với các điều kiện về hãng hàng không, đường bay, máy bay khai thác, chuyến bay và đối tượng vận chuyển. Hiện nay, thẩm quyền vận chuyển hàng không thuộc về Bộ Giao thông Vận tải.
Đồng thời điều phối giờ hạ, cất cánh tại cảng hàng không, sân bay.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh