Phối hợp quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự được thực hiện như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:11 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Phối hợp quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự

Những năm qua, Hàng không dân dụng Việt Nam đã lập nên truyền thống vẻ vang rất đáng tự hào; phát triển từ nhỏ đến lớn, từ thô sơ đến hiện đại, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Ra đời từ lực lượng vũ trang nhân dân, Hàng không dân dụng Việt Nam luôn giữ vững bản chất cách mạng, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với Nhân dân. Hoạt động hàng không dân dụng không chỉ mang tính chất kinh tế đơn thuần mà còn liên quan chặt chẽ đến quốc phòng, an ninh, kinh tế đối ngoại chứ không chỉ mang tính chất kinh tế đơn thuần. Chính vì vậy, Nhà nước đã đưa ra những quy định pháp luật cụ thể nhằm quản lý hoạt động hàng không dân dụng một cách thống nhất và đồng bộ. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về phối hợp quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự.

Cơ sở pháp lý

- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014;

2. Luật số 61/2014/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.

Khái quát

Lưu lượng hoạt động bay trong vùng trời Việt Nam ngày một gia tăng và phức tạp hơn. Vì vậy, bảo đảm an toàn hoạt động bay đồng thời khai thác một cách có hiệu quả vùng trời là một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Theo đó, vùng trời trách nhiệm điều hành bay là một vùng trời có kích thước và giới hạn cụ thể mà trong đó, việc điều hành bay hàng không dân dụng hoặc đơn vị quân đội thực hiện. Mọi tàu bay hoạt động trong vùng trời này phải chịu sự quản lý, điều hành và chỉ huy của Kiểm soát viên không lưu hoặc Chỉ huy bay Quân sự. Việc tổ chức vùng trách nhiệm căn cứ vào nhiều yếu tố gồm: địa hình, trang thiết bị thông tin, dẫn đường và giám sát; mật độ bay, năng lực nhân viên, tính năng tàu bay, sự phù hợp của công tác phối hợp hiệp đồng giữa các đơn vụ Điều hành bay trong nước và quốc tế.

Hiện nay, tại Việt Nam, hệ thống vùng trời trách nhiệm điều hành bay của hàng không và của quân sự đã được hình thành và được xác định trong các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chế phối hợp giữa hàng không dân dụng và quân sự.

Nguyên tắc phối hợp

Nguyên tắc phối hợp quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự bao gồm:

- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, an toàn và hiệu quả của hoạt động hàng không dân dụng;

- Tuân theo quy định của Luật này khi hoạt động bay trong đường hàng không, vùng trời sân bay dân dụng, khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung trong vùng trời Việt Nam và vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý;

- Thực hiện hoạt động nghiệp vụ và giải quyết các vấn đề phát sinh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Nội dung phối hợp trong quản lý hoạt động bay

Nội dung phối hợp trong quản lý hoạt động bay bao gồm:

- Tổ chức vùng trời, thiết lập đường hàng không và xây dựng phương thức bay;

- Sử dụng vùng trời; quản lý hoạt động bay dân dụng ngoài đường hàng không và vùng trời sân bay;

- Cấp phép bay, lập kế hoạch bay và thông báo tin tức về hoạt động bay;

- Sử dụng các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;

- Tìm kiếm, cứu nạn;

- Quản lý hoạt động bay đặc biệt, bao gồm bay để chụp ảnh, thăm dò địa chất, quay phim từ trên không, thao diễn, luyện tập, thử nghiệm, sử dụng phương tiện liên lạc vô tuyến điện ngoài thiết bị của tàu bay và bay vào khu vực hạn chế bay.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư