Quản lý an toàn đường sắt đô thị được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:55 (GMT+7)

Bài viết tìm hiểu về quản lý an toàn đường sắt đô thị

1. Căn cứ pháp lý

Điều 77, Chương VII, Luật đường sắt số 06/2017/QH14 ngày 16/06/2017 quy định quản lý an toàn đường sắt đô thị như sau:

“ Điều 77. Quản lý an toàn đường sắt đô thị

1. Đường sắt đô thị xây dựng mới hoặc nâng cấp trước khi đưa vào khai thác phải được đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống; thẩm định, cấp Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị.

2. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị phải xây dựng và duy trì hệ thống quản lý an toàn và được cấp Giấy chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị.

3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị và cấp Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị, Giấy chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị.”

2. Nội dung quy định

2.1. Quy định đối với đường sắt đô thị xây dựng mới hoặc nâng cấp

- Căn cứ tại Khoản 1, Điều 77, Luật đường sắt năm 2017, quy định đối với đường sắt đô thị xây dựng mới hoặc nâng cấp:

Đường sắt đô thị xây dựng mới hoặc nâng cấp trước khi đưa vào khai thác phải được đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống; thẩm định, cấp Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị.

Đường sắt đô thị là đường sắt phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày của hành khách ở thành phố, vùng lân cận.

Đường sắt đô thị xây dựng mới hoặc nâng cấp trước khi đưa vào khai thác phải được đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống:

Nội dung đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thông khi xây dựng mới: Đánh giá độ tin cậy, tính sẵn sàng, khả năng bảo dưỡng và độ an toàn đối với các hệ thống sau: phương tiện; hệ thống thông tin – tín hiệu điều khiển chạy tàu; hệ thống cung cấp điện sức kéo; cửa chắn ke ga (nếu có); đánh giá rủi ro phương án sơ tán hành khách trong trường hợp khẩn cấp, trên cầu cạn, trong đường hầm, nhà ga; đánh giá rủi ro kiểm soát khói, thoát nhiệt, thông gió trong đường hầm; đánh giá tích hợp hệ thống; đánh giá thử nghiệm vận hành, chạy thử hệ thống; đánh giá Hệ thống quản lý an toàn vận hành.

Nội dung đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống khi nâng cấp: Đối với các hạng mục được nâng cấp theo quy định bao gồm: thay đổi hệ thông tín hiệu điều khiển chạy tàu; thay đổi kiểu loại phương tiện; cải tạo hệ thống cung cấp điện sức kéo; nâng cao năng lực vận tải, mở rộng quy mô tuyến; thay đổi cơ cấu tổ chức của Tổ chức vận hành thực hiện như sau:

Đánh giá độ tin cậy, tính sẵn sàng, khả năng bảo dưỡng và độ an toàn đối với các hạng mục được nâng cấp: thay đổi hệ thông tín hiệu điều khiển chạy tàu; thay đổi kiểu loại phương tiện; cải tạo hệ thống cung cấp điện sức kéo; nâng cao năng lực vận tải, mở rộng quy mô tuyến; thay đổi cơ cấu tổ chức của Tổ chức vận hành; đánh giá tích hợp hệ thống; đánh giá chạy thử hệ thống sau khi nâng cấp; đánh giá Hệ thống quản lý an toàn vận hành.

Đối với hạng mục Thay đổi cơ cấu tổ chức của Tổ chức vận hành chỉ thực hiện đánh giá Hệ thống quản lý an toàn vận hành.

Về thẩm định, cấp Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị:

Hồ sơ thẩm định bao gồm: Giấy đề nghị thẩm định theo mẫu quy; bản sao hợp lệ Đề cương đánh giá, chứng nhận và các phiên bản cập nhật sửa đổi đã được Chủ đầu tư phê duyệt; các báo cáo đánh giá có xác nhận của Chủ đầu tư và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận an toàn hệ thống của Tổ chức chứng nhận.

Thời điểm nộp hồ sơ: toàn bộ hồ sơ được nộp sau khi Tổ chức chứng nhận hoàn thành hồ sơ đánh giá.

Cách thức nộp hồ sơ: Chủ đầu tư nộp hồ sơ thẩm định trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Đường sắt Việt Nam.

Nội dung thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống khi xây dựng mới và nâng cấp bao gồm: Kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ: Giấy đề nghị thẩm định theo mẫu quy định; bản sao hợp lệ Đề cương đánh giá, chứng nhận và các phiên bản cập nhật sửa đổi đã được Chủ đầu tư phê duyệt; các báo cáo đánh giá có xác nhận của Chủ đầu tư và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận an toàn hệ thống của Tổ chức chứng nhận.

Rà soát nội dung các báo cáo đánh giá theo đề cương đã được phê duyệt.

Kiểm tra việc thực hiện đầy đủ các nội dung đánh giá theo quy định: Đánh giá độ tin cậy, tính sẵn sàng, khả năng bảo dưỡng và độ an toàn đối với các hệ thống sau: phương tiện; hệ thống thông tin – tín hiệu điều khiển chạy tàu; hệ thống cung cấp điện sức kéo; cửa chắn ke ga (nếu có); đánh giá rủi ro phương án sơ tán hành khách trong trường hợp khẩn cấp, trên cầu cạn, trong đường hầm, nhà ga; đánh giá rủi ro kiểm soát khói, thoát nhiệt, thông gió trong đường hầm; đánh giá tích hợp hệ thống; đánh giá thử nghiệm vận hành, chạy thử hệ thống; đánh giá Hệ thống quản lý an toàn vận hành đối với tuyến đường sắt đô thị xây dựng mới và Đánh giá độ tin cậy, tính sẵn sàng, khả năng bảo dưỡng và độ an toàn đối với các hạng mục được nâng cấp: thay đổi hệ thông tín hiệu điều khiển chạy tàu; thay đổi kiểu loại phương tiện; cải tạo hệ thống cung cấp điện sức kéo; nâng cao năng lực vận tải, mở rộng quy mô tuyến; thay đổi cơ cấu tổ chức của Tổ chức vận hành; đánh giá tích hợp hệ thống; đánh giá chạy thử hệ thống sau khi nâng cấp; đánh giá Hệ thống quản lý an toàn vận hành đối với tuyến đường sắt đô thị nâng cấp.

2.2. Quy định của Bộ giao thông vận tải về quản lý an toàn đường sắt đô thị

- Căn cứ Khoản 3, Điều 77, Luật đường sắt năm 2017, quy định của Bộ giao thông vận tải về quản lý an toàn đường sắt đô thị:

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị và cấp Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị, Giấy chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị.

Trình tự thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống khi xây dựng mới hoặc nâng cấp: Chủ đầu tư xây dựng các quy định kỹ thuật của gói thầu đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Căn cứ quy định kỹ thuật, Tổ chức chứng nhận xây dựng Đề cương đánh giá, chứng nhận theo quy định bao gồm: Phạm vi đánh giá, chứng nhận; phương pháp, quy trình thực hiện; các giới hạn an toàn, tiêu chuẩn chấp nhận rủi ro; kế hoạch thực hiện đánh giá, chứng nhận; tài liệu chuyển giao.

Tổ chức chứng nhận thực hiện theo Đề cương đánh giá, chứng nhận đã được phê duyệt. Căn cứ theo kế hoạch nêu trong đề cương và tiến độ thực tế của dự án, Tổ chức chứng nhận gửi báo cáo đánh giá định kỳ hoặc báo cáo đánh giá các hạng mục ngay sau khi hoàn thành công việc cho Chủ đầu tư và các bên liên quan.

Sau khi hoàn thành và kết thúc toàn bộ công việc theo Đề cương đánh giá, chứng nhận, Tổ chức chứng nhận lập báo cáo đánh giá cuối cùng, cấp Giấy chứng nhận an toàn hệ thống.

Giấy chứng nhận an toàn hệ thống bao gồm các nội dung cơ bản: Tên, địa chỉ của Tổ chức chứng nhận; tên của tuyến, đoạn tuyến đường sắt đô thị; tên, địa chỉ của tổ chức vận hành; thông tin về đặc tính kỹ thuật của tuyến đường sắt đô thị, bao gồm: khổ đường, chiều dài tuyến, đoạn tuyến, số ga, hệ thống cung cấp điện sức kéo, thành phần đoàn tàu, hệ thống thông tin - tín hiệu, năng lực chuyên chở; tiêu chuẩn áp dụng để chứng nhận; kết luận của Tổ chức chứng nhận về sự phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng và an toàn vận hành của tuyến đường sắt đô thị.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị, Giấy chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị:

Trình tự thực hiện thẩm định: Chủ đầu tư lập 01 bộ hồ sơ quy định gửi Cục Đường sắt Việt Nam, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, Cục Đường sắt Việt Nam có thông báo tiếp nhận hồ sơ theo mẫu; đồng thời sao gửi hồ sơ tới Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Các Cục tiếp nhận hồ sơ tiến hành thẩm định theo quy định, sau hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Cục Đăng kiểm Việt Nam gửi Thông báo kết quả thẩm định theo mẫu đến Cục Đường sắt Việt Nam.

Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được các Thông báo kết quả thẩm định, nếu kết quả thẩm định đạt yêu cầu Cục Đường sắt Việt Nam cấp Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống theo mẫu. Trường hợp kết quả thẩm định không đạt yêu cầu, Cục Đường sắt Việt Nam tổng hợp kết quả thẩm định chuyển cho Chủ đầu tư để bổ sung, hoàn thiện.

Bài viết trên đây, Luật Hoàng Anh đã tìm hiểu quy định của pháp luật hiện hành về việc quản lý an toàn đường sắt đô thị.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư