Quản lý hoạt động hàng không chung như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:13 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Quản lý hoạt động hàng không chung

Hàng không là một trong những hình thức vận tải ngày một phát triển và phổ biến cả trong nước và quốc tế. Đây là lĩnh vực không chỉ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế mà còn đối vớ an ninh, chủ quyền quốc gia. Theo đó, an ninh hàng không có chức năng giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng. Đồng thời, giám sát thường xuyên các yếu tố liên quan đến ngoài nước: tàu bay ra vào, hành khách, hành lý, hàng hóa ra vào Việt Nam…

Vì thế hiện nay, Chính phủ đã đưa ra những quy định pháp luật cụ thể nhằm quản lý hoạt động hàng không dân dụng một cách thống nhất và đồng bộ. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về quản lý hoạt động hàng không chung.

Cơ sở pháp lý

- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014;

2. Luật số 61/2014/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.

Trách nhiệm trong thực hiện hoạt động hàng không chung

- Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động hàng không chung phải đăng ký loại hình hoạt động với Bộ Giao thông vận tải.

Bộ Giao thông vận tải chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công theo quy định của pháp luật.

- Doanh nghiệp thành lập và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam thực hiện hoạt động hàng không chung vì mục đích thương mại phải được Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh hàng không chung.

Hoạt động hàng không chung vì mục đích thương mại được hiểu là hoạt động quảng cáo, tiếp thị, bán, thực hiện dịch vụ hàng không chung nhằm mục đích sinh lợi.

- Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung, Giấy phép kinh doanh hàng không chung.

Cụ thể tại: Nghị định 89/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng và Nghị định số 30/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung

- Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung, Giấy phép kinh doanh hàng không chung phải nộp lệ phí.

Theo đó, lệ phí đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung: 10.000.000 đồng.

Đối với cấp giấy phép kinh doanh hàng không chung: 20.000.000 đồng.

Hợp đồng cung cấp dịch vụ hàng không chung

Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Theo đó, Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không chung vì mục đích thương mại phải ký hợp đồng bằng văn bản với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ đó phù hợp với các quy định của pháp luật, trừ trường hợp thực hiện hoạt động cứu nạn, cứu hộ trong tình huống khẩn cấp.

Đồng thời, tổ chức cá nhân thực hiện hoạt động hàng không buộc phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư