2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Những năm qua, Hàng không dân dụng Việt Nam đã lập nên truyền thống vẻ vang rất đáng tự hào; phát triển từ nhỏ đến lớn, từ thô sơ đến hiện đại, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Ra đời từ lực lượng vũ trang nhân dân, Hàng không dân dụng Việt Nam luôn giữ vững bản chất cách mạng, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với Nhân dân. Hoạt động hàng không dân dụng không chỉ mang tính chất kinh tế đơn thuần mà còn liên quan chặt chẽ đến quốc phòng, an ninh, kinh tế đối ngoại chứ không chỉ mang tính chất kinh tế đơn thuần. Chính vì vậy, Nhà nước đã đưa ra những quy định pháp luật cụ thể nhằm quản lý hoạt động hàng không dân dụng một cách thống nhất và đồng bộ. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về quản lý sân bay chuyên dùng.
- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014;
2. Luật số 61/2014/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.
- Nghị định số 42/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở, đóng sân bay chuyên dùng.
Sân bay chuyên dùng là khu vực được xác định trên mặt đất, dải mặt nước, công trình nhân tạo sử dụng cho tàu bay, thủy phi cơ, trực thăng hoạt động để phục vụ mục đích khai thác hàng không chung hoặc mục đích vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi mà không phải vận chuyển công cộng.
Các loại sân bay hiện nay gồm:
- Sân bay chuyên dùng trên mặt đất;
- Sân bay chuyên dùng trên mặt nước;
- Bãi cất, hạ cánh trên mặt đất;
- Bãi cất, hạ cánh trên mặt nước;
- Bãi cất, hạ cánh trên các công trình nhân tạo bao gồm: Tòa nhà, boong tàu, nhà giàn, giàn khoan dầu khí.
- Bộ trưởng Bộ Q uốc phòng quyết định phê duyệt vị trí xây dựng sân bay chuyên dùng sau khi lấy ý kiến của Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xây dựng sân bay chuyên dùng và thống nhất với Bộ Giao thông vận tải.
- Tổng Tham mưu trưởng quyết định phê duyệt thiết kế chi tiết xây dựng sân bay chuyên dùng sau khi đã thống nhất với Bộ Giao thông vận tải.
- Các ngành, địa phương khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình có ảnh hưởng đến sân bay chuyên dùng, phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải về việc ảnh hưởng của chướng ngại vật hàng không.
- Xác định luận cứ, cơ sở hình thành, yêu cầu về hoạt động của sân bay chuyên dùng, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
- Xác định vị trí đối với sân bay chuyên dùng bao gồm:
- Tỷ lệ bản vẽ vị trí sân bay chuyên dùng là 1/2000.
- Nhu cầu sử dụng đất, khu vực mặt nước, mặt bằng công trình nhân tạo để làm sân bay chuyên dùng.
- Vị trí, tọa độ địa lý của sân bay chuyên dùng trên mặt đất, mặt nước, bố trí hệ thống các công trình phụ trợ của sân bay chuyên dùng.
- Xác định hướng cất, hạ cánh của sân bay chuyên dùng, thiết bị dẫn đường, chỉ huy bay.
- Xác định sơ đồ bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không theo quy định.
- Hệ thống đường giao thông nội bộ trong sân bay, tuyến đường kết nối với sân bay chuyên dùng.
- Hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp điện, thoát hiểm, phòng chống cháy nổ, cảnh báo hàng không (nếu có).
- Phương thức cất, hạ cánh cho loại máy bay sử dụng.
- Tổng khái toán đầu tư và thời gian, tiến độ triển khai thực hiện.
- Tỷ lệ bản vẽ chi tiết sân bay chuyên dùng là 1/500.
Chủ sở hữu sân bay có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan của Bộ Quốc phòng và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý, bảo vệ mốc giới và ranh giới sân bay chuyên dùng; kịp thời báo cáo với cơ quan có thẩm quyền xử lý các vấn đề xảy ra bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn hàng không.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh