Quy định về qua phà, qua cầu phao như thế nào ?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:44 (GMT+7)

Bài viết nói về việc qua cầu, qua cầu phao khi tham gia giao thông đường bộ

Phà là hệ thống giao thông công cộng dùng để vận  chuyển hành khách -  phương tiện của họ, vận chuyển hàng hóa, và xe lửa. Còn cầu phao là một loại cầu dùng sức của phao để nổi, các phao được ghép với nhau tạo thành kết cấu để duy trì được trọng tải của các phương tiện đi qua. Khi qua phà, qua cầu phao thì cũng cần phải có quy định để tránh mất trật tự, không đảm bảo được an toàn vận chuyển ; và các phương tiện được ưu tiên đi lên trước. Vậy thì,  việc qua nhà, qua cầu phao được quy định như thế nào ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dưới bài viết dưới đây.

1. Căn cứ pháp lý

Điều 23, Chương II, Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 ngày 13/11/2008 quy định về qua phà, qua cầu phao như sau:

“ Điều 23. Qua phà, qua cầu phao

1. Khi đến bến phà, cầu phao, các xe phải xếp hàng trật tự, đúng nơi quy định, không làm cản trở giao thông.

2. Khi xuống phà, đang ở trên phà và khi lên bến, mọi người phải xuống xe, trừ người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, người bệnh, người già yếu và người khuyết tật.

3. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải xuống phà trước, xe thô sơ, người đi bộ xuống phà sau; khi lên bến, người đi bộ lên trước, các phương tiện giao thông lên sau theo hướng dẫn của người điều khiển giao thông. ”

4. Thứ tự ưu tiên qua phà, qua cầu phao quy định như sau:

a) Các xe được quyền ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này;

b) Xe chở thư báo;

c) Xe chở thực phẩm tươi sống;

d) Xe chở khách công cộng.

Trong trường hợp các xe cùng loại ưu tiên đến bến phà, cầu phao thì xe nào đến trước được qua trước. ”

2. Qua phà, qua cầu phao

2.1. Khi đến bến phà, cầu phao, các xe phải xếp hàng trật tự, đúng nơi quy định, không làm cản trở giao thông.

- Căn cứ theo Khoản 1, Điều 23, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy ở trên được hiểu là

+ Khi đến bến phà, cầu phà thì các xe cần phải xếp hàng trật tự, xe nào đến trước thì được qua trước, xe nào đến sau thì qua sau, phải đúng nơi quy định, không được làm cản trở giao thông.

- Khi tham gia giao thông qua phà, qua cầu phao, các trường hợp không chấp hành đúng theo quy định trên đây sẽ bị phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng (Căn cứ tại Điểm b, Khoản 3, Điều 23, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ).

2.2. Trường hợp không cần xuống xe khi lên xuống phà

- Căn cứ Khoản 2, Điều 23, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định trừ các trường hợp không cần phải xuống xe khi xuống phà:

+ Khi qua phà, qua cầu phao người đang ở trên phà hay người đang ở dưới phà người ngồi trên xe ô tô là phải xuống xe, không được phép ngồi trên xe, chỉ trừ một số trường hợp này là được phép ngồi trên xe: người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, người bệnh, người già yếu và người khuyết tật.

- Trường hợp không chấp hành quy định trên khi qua phà, qua cầu phà thì sẽ bị xử phạt theo quy định (Căn cứ tại Điểm b, Khoản 3, Điều 23, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt) sẽ bị phạt tiền từ 600.000-800.000 đồng.

2.3. Quy trình lên xuống phà của các phương tiện giao thông

- Căn cứ Khoản 3, Điều 23, Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định ở trên đây được hiểu là:

+ Khi xuống phà các phương tiện xe cơ giới, xe máy sẽ phải xuống phà trước, xong sau đó các phương tiện xe thô sơ, người đi bộ xuống phà sau lần lượt theo trình tự.

+ Khi lên bến, người đi bộ sẽ lên trước, xong sau các phương tiện giao thông mới được lên thực hiện theo hướng dẫn của người điều khiển giao thông.

- Các trường hợp không chấp hành quy định trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính (Căn cứ theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt).

2.4. Thứ tự ưu tiên qua phà, qua cầu phao

- Căn cứ Khoản 4, Điều 23, Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định trên đây, thứ tự ưu tiên là:

+ Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xa cảnh sát dẫn đường; xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu; xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật; đoàn xe tang.

+ Xe chở thư báo

+ Xe chở thực phẩm tươi sống

+ Xe chở khách công cộng.

- Trường hợp các xe ưu tiên cùng loại đến bến phà, cầu phao thì xe nào đến trước thì được qua trước.

- Trường hợp không nhường đường cho các xe ưu tiên hoặc gây cản trở cho các xe ưu tiên đó sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật (Căn cứ Điểm đ, Khoản 4, Điều 6, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt), cụ thể các trường hợp là:

+ Người điều khiển xe máy không nhường đường cho các xe ưu tiên hoặc gây cản trở cho xe ưu tiên thì sẽ bị phạt tiền từ 600.000 – 1.000.000 đồng (Căn cứ tại Điểm đ, Khoản 4, Điều 6, Nghị định 100/2019)

+ Người điều khiển xe ô tô không nhường đường cho các xe ưu tiên hoặc gây cản trở cho xe ưu tiên thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng (Căn cứ Điểm h, Khoản 5, Điều 5, Nghị định 100/2019)

Bài viết trên đây, Luật Hoàng Anh đã làm rõ được quy định qua phà, qua phao cầu phao, cụ thể là những trường hợp được ưu tiên theo trình tự, đảm bảo an toàn trật tự khi lên hay xuống phà.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư