Quy định về xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ và các trường hợp chở người trên xe chở hàng ?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:44 (GMT+7)

Bài viết làm rõ quy định xếp hàng hóa trên phương tiện đường bộ và trường hợp chở người trên xe chở hàng

1. Xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ

1.1. Căn cứ pháp lý

Điều 20, Chương II, Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 ngày 13/11/2008 quy định xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ chiều như sau:

“ Điều 20. Xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ

1. Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn, không để rơi vãi dọc đường, không kéo lê hàng hóa trên mặt đường và không cản trở việc điều khiển xe.

2. Khi xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau xe thì ban ngày phải có cờ báo hiệu màu đỏ, ban đêm hoặc khi trời tối phải có đèn đỏ báo hiệu.

3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ.”

1.2. Hàng hóa xếp trên xe

- Căn cứ theo Khoản 1, Điều 20, Luật giao thông đường bộ năm 2008, được quy định hàng hóa khi xếp trên xe phải:

+ Phải gọn gàng

+ Chằng buộc chắc chắn

+ Không được để rơi vãi dọc đường

+ Không kéo lê hàng hóa trên mặt đường

+ Không cản trở việc điều khiển xe

- Các trường hợp vi phạm các quy định trên về việc xếp hàng hóa sẽ bị xử phạt hành chính (Căn cứ theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ), cụ thê các trường hợp:

+ Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy kéo xe khác, mang vác cồng kềnh sẽ bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng (Căn cứ Điểm k, Khoản 3, Điều 6, Nghị định số 100/2019).

+ Đôi với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ xếp hàng hóa vượt quá giới hạn quy định, không đảm bảo an toàn, gây trở ngại giao thông sẽ bị phạt tiền từ 80.000-100.000 đồng (Căn cứ Điểm p, Khoản 1, Điều 8, Nghị định số 100/2019).

1.3. Hàng hóa vượt phía trước và phía sau xe phải có báo hiệu

- Căn cứ Khoản 2, Điều 20, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định là Khi xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau xe thì ban ngày phải có cờ báo hiệu màu đỏ, ban đêm hoặc khi trời tối phải có đèn đỏ báo hiệu, được hiểu là:

+ Khi tham gia giao thông trên đường bộ, người điều khiển phương tiện giao thông không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.(Căn cứ tại Khoản 4, Điều 19, Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT ngày 07/09/2015 quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ).

1.4. Người có thẩm quyền quy định việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ

- Căn cứ vào Khoản 3, Điều 20, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định người có thẩm quyên quy định về việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT ngày 07/09/2015 quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.

2. Các trường hợp chở người trên xe chở hàng

2.1. Căn cứ pháp lý

Điều 21, Chương II, Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 ngày 13/11/2008 quy định trường hợp chở người trên xe ô tô chở hàng như sau:

“ Điều 21. Trường hợp chở người trên xe ô tô chở hàng

1. Chỉ được chở người trên xe ô tô chở hàng trong các trường hợp sau đây:

a) Chở người đi làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai hoặc thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp; chở cán bộ, chiến sĩ của lực lượng vũ trang nhân dân đi làm nhiệm vụ; chở người bị nạn đi cấp cứu;

b) Chở công nhân duy tu, bảo dưỡng đường bộ; chở người đi thực hành lái xe trên xe tập lái; chở người diễu hành theo đoàn;

c) Giải tỏa người ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc trong trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật.

2. Xe ô tô chở người trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải có thùng cố định, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông.”

2.2. Chỉ được chở người trên xe ô tô chở hàng

- Căn cứ Khoản 1, Điều 21, Luật giao thông đường bộ năm 2008, chỉ được chở người trên xe ô tô chở hàng trong các trường hợp sau:

+ Chở người đi làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai hoặc thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp; chở cán bộ, chiến sĩ của lực lượng vũ trang nhân dân đi làm nhiệm vụ; chở người bị nạn đi cấp cứu

+ Chở công nhân duy tu, bảo dưỡng đường bộ; chở người đi thực hành lái xe trên xe tập lái; chở người diễu hành theo đoàn

+ Giải tỏa người ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc trong trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp người điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô, chở người trên xe ô tô chở hàng, trừ các trường hợp quy định ở bên trên đây thì sẽ bị phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng (Căn cứ vào Điểm c, Khoản 2, Điều 24, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ). Ngoài ra, trong trường hợp này người điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng (Căn cứ tại Điểm a, Khoản 9, Điều 24, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ).

2.3. Điều kiện để các trường hợp được chở người trên xe chở hàng.

- Người điều khiển phương tiện giao thông khi lái xe chở hàng đảm bảo thùng xe chở hàng phải được cố định, để đảm bảo sự an toàn cho việc chở ngưởi trên xe chở hàng, cụ thể để các trường hợp đó, có thể:

+ Làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai hoặc thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp

+ Cán bộ, chiến sĩ của lực lượng vũ trang nhân dân đi làm nhiệm vụ

+ Đưa người bị nạn đi cấp cứu

+ Công nhân duy tu, bảo dưỡng đường bộ

+ Chở người đi thực hành lái xe trên xe tập lái

+ Người diễu hành theo đoàn

+ Giải tỏa người ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc trong trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật.

 Bài viết trên đây, Luật Hoàng Anh đã làm rõ quy định về việc sắp xếp hàng hóa lên phương tiện giao thông đường bộ và các trường hợp được phép chở người trên xe chở hàng. Sắp xếp hàng hóa lên xe cần phải gọn gàng, chắc chăn để tránh làm rơi, gây nguy hiểm khi vận chuyển; và chở người trên xe chở hàng cần phải cố định thùng xe, để đảm bảo an toàn cho việc chở người.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư