2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Những năm qua, Hàng không dân dụng Việt Nam đã lập nên truyền thống vẻ vang rất đáng tự hào; phát triển từ nhỏ đến lớn, từ thô sơ đến hiện đại, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Ra đời từ lực lượng vũ trang nhân dân, Hàng không dân dụng Việt Nam luôn giữ vững bản chất cách mạng, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với Nhân dân. Hoạt động hàng không dân dụng không chỉ mang tính chất kinh tế đơn thuần mà còn liên quan chặt chẽ đến quốc phòng, an ninh, kinh tế đối ngoại chứ không chỉ mang tính chất kinh tế đơn thuần. Chính vì vậy, Nhà nước đã đưa ra những quy định pháp luật cụ thể nhằm quản lý hoạt động hàng không dân dụng một cách thống nhất và đồng bộ. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về quy trình lập, thẩm định hồ sơ phương án giá dịch vụ vận chuyển hàng không.
- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014;
2. Luật số 61/2014/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.
- Thông tư số 36/2015/TT-BGTVT ngày 24 tháng 07 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải về quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không.
- Thông tư số 06/2022/TT-BGTVT ngày 27 tháng 05 năm 2022 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2015/TT-BGTVT ngày 24 tháng 07 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không.
Tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ lập 02 bộ hồ sơ phương án giá gửi đến Cục Hàng không Việt Nam theo một trong các cách thức sau:
- Gửi trực tiếp;
- Gửi qua đường công văn;
- Gửi qua thư điện tử kèm chữ ký điện tử hoặc kèm bản scan Biểu mẫu có chữ ký và dấu đỏ hoặc gửi qua fax và gọi điện thoại thông báo, đồng thời gửi qua đường công văn.
Hồ sơ phương án giá bao gồm:
- Công văn đề nghị định giá, điều chỉnh giá;
- Phương án giá;
- Các tài liệu khác có liên quan.
Hồ sơ phương án giá quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 36/2015/TT-BGTVT.
Chậm nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam có ý kiến thẩm định bằng văn bản về nội dung phương án giá.
Trường hợp hồ sơ phương án giá chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ.
Thời gian thẩm định tính từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phương án giá đã có ý kiến của cơ quan có liên quan và văn bản thẩm định của Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải quyết định giá.
Trường hợp không quyết định giá, Bộ Giao thông vận tải có ý kiến trả lời bằng văn bản.
Trường hợp cần thiết phải kéo dài thêm thời gian thẩm định phương án giá, quyết định giá thì Cục Hàng không Việt Nam hoặc Bộ Giao thông vận tải phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do phải kéo dài cho tổ chức, cá nhân trình phương án giá biết; thời gian kéo dài không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn thẩm định giá, quyết định giá.
Bộ Giao thông vận tải là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
Theo đó, khi các yếu tố hình thành giá trong nước và giá thế giới có biến động ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh thì Bộ Giao thông vận tải kịp thời xem xét, điều chỉnh giá.
Đồng thời, tổ chức, cá nhân có quyền kiến nghị Bộ Giao thông vận tải điều chỉnh mức giá theo quy định của pháp luật. Khi kiến nghị phải nêu rõ lý do và cơ sở xác định mức giá đề nghị điều chỉnh.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh