2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Những năm qua, Hàng không dân dụng Việt Nam đã lập nên truyền thống vẻ vang rất đáng tự hào; phát triển từ nhỏ đến lớn, từ thô sơ đến hiện đại, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Ra đời từ lực lượng vũ trang nhân dân, Hàng không dân dụng Việt Nam luôn giữ vững bản chất cách mạng, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với Nhân dân. Hoạt động hàng không dân dụng không chỉ mang tính chất kinh tế đơn thuần mà còn liên quan chặt chẽ đến quốc phòng, an ninh, kinh tế đối ngoại chứ không chỉ mang tính chất kinh tế đơn thuần. Chính vì vậy, Nhà nước đã đưa ra những quy định pháp luật cụ thể nhằm quản lý hoạt động hàng không dân dụng một cách thống nhất và đồng bộ. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về thanh lý hàng hóa.
- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014;
2. Luật số 61/2014/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.
Thanh lý được hiểu là quá trình bán hết tài sản để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình cho các chủ thể có quyền, trong một số trường hợp, thanh lý cũng được hiểu là xử lý tài sản trong trường hợp không có nhu cầu sử dụng.
Theo đó, khoản 1 Điều 142 Luật Hàng không dân dụng năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định như sau:
“1. Hàng hóa được thanh lý trong trường hợp người nhận hàng từ chối nhận hàng hoặc hàng hóa không thể giao cho người nhận hàng mà người gửi hàng từ chối nhận lại hàng hoặc không trả lời về việc nhận lại hàng trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày người vận chuyển thông báo cho người gửi hàng; hàng hóa mau hỏng có thể được thanh lý trước thời hạn này.”
Theo quy định thì người vận chuyển sẽ giao hàng đến người có quyền nhận. Trong trường hợp người nhận từ chối nhận hàng thì người vận chuyển có nghĩa vụ cất giữ hàng hóa và thông báo cho người gửi hàng.
Nếu cả người nhận và người gửi đều từ chối nhận hàng thì hàng hóa sẽ được bên vận chuyển thanh lý. Thời hạn bắt đầu thanh lý là 60 ngày kể từ ngày thông báo.
Số tiền thu được từ việc thanh lý hàng hóa sau khi đã trừ các chi phí liên quan đến việc vận chuyển, cất giữ và thanh lý hàng hóa phải được trả lại cho người có quyền nhận.
Nếu hết thời hạn một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày thanh lý hàng hóa, mà người có quyền nhận không đến nhận thì số tiền còn lại phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Khoản 3 Điều 143 Luật Hàng không dân dụng năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định thủ tục thanh lý hàng hóa.
Ví dụ: Thông tư số 33/2004/TT-BTC ngày 15 tháng 4 năm 2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn xử lý hàng hóa, hành lý, tài sản tồn đọng không có người nhận tại các cảng hàng không Việt Nam.
Theo đó, hàng hóa không người nhận được hiểu là hàng hoá đã nhập khẩu bằng đường hàng không mà hãng vận chuyển không giao được đến người nhận khi đã làm các thủ tục thông báo cho người có quyền nhận hàng được ghi trên vận đơn, bao gồm:
- Đã thông báo cho chủ hàng nhưng chủ hàng từ chối nhận.
- Đã thông báo cho chủ hàng nhưng chủ hàng không đến nhận.
-Đã thông báo cho chủ hàng nhưng không nhận được thông tin phản hồi của chủ hàng.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh