2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Những năm qua, Hàng không dân dụng Việt Nam đã lập nên truyền thống vẻ vang rất đáng tự hào; phát triển từ nhỏ đến lớn, từ thô sơ đến hiện đại, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Ra đời từ lực lượng vũ trang nhân dân, Hàng không dân dụng Việt Nam luôn giữ vững bản chất cách mạng, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với Nhân dân. Hoạt động hàng không dân dụng không chỉ mang tính chất kinh tế đơn thuần mà còn liên quan chặt chẽ đến quốc phòng, an ninh, kinh tế đối ngoại chứ không chỉ mang tính chất kinh tế đơn thuần. Chính vì vậy, Nhà nước đã đưa ra những quy định pháp luật cụ thể nhằm quản lý hoạt động hàng không dân dụng một cách thống nhất và đồng bộ. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về thủ tục cấp, cấp lại, hủy bỏ giấy phép kinh doanh cảng hàng không.
- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014;
2. Luật số 61/2014/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.
- Thông tư số 30/2020/TT-BGTVT ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Bộ Giao thông vận tải về sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 17/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.
Căn cứ theo Luật Hàng không dân dụng năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2014 thì Cảng hàng không là khu vực xác định, bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị, thiết bị, công trình cần thiết khác được sử dụng cho tàu bay đi, đến và thực hiện vận chuyển hàng không.
Sân bay là khu vực xác định được xây dựng để bảo đảm cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và di chuyển.
Theo đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay bao gồm:
- Doanh nghiệp cảng hàng không;
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không;
- Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ khác.
Cá nhân, tổ chức đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh cảng hàng không gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin trong hồ sơ.
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép (theo mẫu);
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao tài liệu chứng minh về tổ chức bộ máy và danh sách nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn khai thác cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng;
- Bản chính văn bản xác nhận vốn;
- Phương án về trang bị, thiết bị và các điều kiện cần thiết khác để bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không.
Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam.
Địa chỉ: 119 Đ. Nguyễn Sơn, Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3872 2394.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam tổ chức thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh cảng hàng không; trường hợp không cấp Giấy phép phải gửi văn bản trả lời người đề nghị và nêu rõ lý do.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản trả lời, hướng dẫn người đề nghị nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh