2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Những năm qua, Hàng không dân dụng Việt Nam đã lập nên truyền thống vẻ vang rất đáng tự hào; phát triển từ nhỏ đến lớn, từ thô sơ đến hiện đại, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Ra đời từ lực lượng vũ trang nhân dân, Hàng không dân dụng Việt Nam luôn giữ vững bản chất cách mạng, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với Nhân dân. Hoạt động hàng không dân dụng không chỉ mang tính chất kinh tế đơn thuần mà còn liên quan chặt chẽ đến quốc phòng, an ninh, kinh tế đối ngoại chứ không chỉ mang tính chất kinh tế đơn thuần. Chính vì vậy, Nhà nước đã đưa ra những quy định pháp luật cụ thể nhằm quản lý hoạt động hàng không dân dụng một cách thống nhất và đồng bộ. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về thủ tục cấp quyền vận chuyển hàng không.
- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014;
2. Luật số 61/2014/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.
Hãng hàng không Việt Nam đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không thường lệ phải gửi 01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không;
- Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay;
- Báo cáo về đường bay và kế hoạch khai thác dự kiến;
- Tài liệu xác nhận tư cách pháp nhân và Điều lệ hoạt động của hãng.
Hãng hàng không nước ngoài đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không thường lệ phải gửi 01 bộ hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không;
- Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay;
- Báo cáo về đường bay và kế hoạch khai thác dự kiến;
- Tài liệu xác nhận tư cách pháp nhân và Điều lệ hoạt động của hãng.
- Văn bản của quốc gia của hãng hàng không nước ngoài chỉ định hoặc xác nhận chỉ định hãng hàng không đó được quyền khai thác vận chuyển hàng không theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Hồ sơ được nộp đến Bộ Giao thông vận tải. Theo đó, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xem xét, cấp hoặc không cấp quyền vận chuyển hàng không thường lệ trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Quyền vận chuyển hàng không không thường lệ sẽ được cấp cùng với việc cấp phép bay.
Hãng hàng không bị thu hồi quyền vận chuyển hàng không thường lệ trong các trường hợp sau đây:
- Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không và khai thác vận chuyển hàng không;
- Không bắt đầu khai thác quyền vận chuyển hàng không trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày được cấp;
- Ngừng khai thác quyền vận chuyển hàng không mười hai tháng liên tục;
- Theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Khoản 6 Điều 113 Luật Hàng không dân dụng năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định như sau:
“6. Hãng hàng không Việt Nam phải cung cấp bản sao hợp đồng hợp tác liên quan trực tiếp đến quyền vận chuyển hàng không và các tài liệu có liên quan đến Bộ Giao thông vận tải để xem xét phê duyệt. Thời hạn xem xét phê duyệt hợp đồng là bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ các tài liệu này.”
Hợp đồng hợp tác liên quan trực tiếp đến quyền vận chuyển hàng không theo Thông tư số Thông tư 81/2014/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải Quy định về vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung. Trong đó, hợp đồng hợp tác liên quan trực tiếp đến quyền vận chuyển hàng không bao gồm các loại sau:
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh