2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Những năm qua, Hàng không dân dụng Việt Nam đã lập nên truyền thống vẻ vang rất đáng tự hào; phát triển từ nhỏ đến lớn, từ thô sơ đến hiện đại, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Ra đời từ lực lượng vũ trang nhân dân, Hàng không dân dụng Việt Nam luôn giữ vững bản chất cách mạng, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với Nhân dân. Hoạt động hàng không dân dụng không chỉ mang tính chất kinh tế đơn thuần mà còn liên quan chặt chẽ đến quốc phòng, an ninh, kinh tế đối ngoại chứ không chỉ mang tính chất kinh tế đơn thuần. Chính vì vậy, Nhà nước đã đưa ra những quy định pháp luật cụ thể nhằm quản lý hoạt động hàng không dân dụng một cách thống nhất và đồng bộ. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về thủ tục thông báo bay đối với chuyến bay qua, bay trong phần vùng thông báo bay trên biển quốc tế do Việt Nam quản lý.
- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014;
2. Luật số 61/2014/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.
- Nghị định 125/2015/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về quản lý hoạt động bay.
Người khai thác tàu bay là tổ chức được khai thác tàu bay vì mục đích thương mại khi được Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay. Người khai thác tàu bay là cá nhân không được phép khai thác tàu bay vì mục đích thương mại.
Theo đó, người khai thác tàu bay, người vận chuyển hoặc người được ủy quyền đối với chuyến bay qua, bay trong phần vùng thông báo bay trên biển quốc tế do Việt Nam quản lý (sau đây gọi là người gửi thông báo bay), gửi thông báo bay cho Trung tâm quản lý luồng không lưu trong thời hạn sau đây:
- Hai mươi (20) ngày trước ngày dự kiến thực hiện chuyến bay đối với chuyến bay thường lệ;
- Một (01) giờ trước giờ dự kiến thực hiện chuyến bay đối với chuyến bay không thường lệ.
Người gửi thông báo bay tự chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của các thông tin, tài liệu của chuyến bay. Trung tâm quản lý luồng không lưu có trách nhiệm xem xét và thông báo việc chấp thuận thông báo bay cho người gửi thông báo bay.
Thông báo bay bao gồm các nội dung sau đây:
- Tên, địa chỉ bưu điện, địa chỉ điện tín của người khai thác tàu bay, người vận chuyển;
- Kiểu loại tàu bay, số hiệu chuyến bay, số hiệu đăng ký, quốc tịch tàu bay và trọng lượng cất cánh tối đa;
- Hành trình bay hoặc khu vực bay;
- Đường hàng không; điểm bay vào, bay ra vùng thông báo bay;
- Ngày thực hiện chuyến bay; thời gian dự kiến bay qua điểm bay vào, bay ra vùng thông báo bay (thời gian được tính là hai mươi bốn (24) giờ trong ngày và là giờ quốc tế UTC);
- Mục đích của chuyến bay.
Ngoài ra, đối với hoạt động bay trong phần vùng thông báo bay trên biển quốc tế do Việt Nam quản lý, người gửi thông báo bay ngoài thông báo bay thì cần nộp kèm thêm sơ đồ bay.
Thông báo bay đối với phương tiện bay siêu nhẹ trước hết phải đảm bảo đầy đủ các nội dung chung đã nêu ở mục trên, ngoài ra còn các nội dung cụ thể như sau:
- Vị trí phương tiện bay siêu nhẹ tọa độ WGS-84;
- Thời gian hoạt động (giờ, ngày, tháng, năm);
- Độ cao tối đa;
- Đường bay, hướng bay của phương tiện bay siêu nhẹ
- Đặc điểm nhận dạng;
- Trang bị, thiết bị thông tin liên lạc;
- Những điểm lưu ý khác.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh