Tổ chức giao thông và điều khiển giao thông là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:44 (GMT+7)

bài viết tìm hiểu quy định tổ chức giao thông và điều khiển giao thông

1. Căn cứ pháp lý

Điều 37, Chương II, Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 ngày 13/11/2008 quy định về tô chức giao thông và điều khiển giao thông như sau:

“ Điều 37. Tổ chức giao thông và điều khiển giao thông

1. Tổ chức giao thông gồm các nội dung sau đây:

a) Phân làn, phân luồng, phân tuyến và quy định thời gian đi lại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ;

b) Quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe; lắp đặt báo hiệu đường bộ;

c) Thông báo khi có sự thay đổi về việc phân luồng, phân tuyến, thời gian đi lại tạm thời hoặc lâu dài; thực hiện các biện pháp ứng cứu khi có sự cố xảy ra và các biện pháp khác về đi lại trên đường bộ để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.

2. Trách nhiệm tổ chức giao thông quy định như sau:

a) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên hệ thống quốc lộ;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý.

3. Trách nhiệm điều khiển giao thông của cảnh sát giao thông như sau:

a) Chỉ huy, điều khiển giao thông trên đường; hướng dẫn, bắt buộc người tham gia giao thông chấp hành quy tắc giao thông;

b) Khi có tình huống gây ách tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng xe, đỗ xe.”

2. Quy định về tổ chức giao thông và điều khiển giao thông

2.1. Quy định về tổ chức giao thông

- Căn cứ Khoản 1, Điều 37, Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về tổ chức giao thông là:

+ Phân các làn, phân các luồng, phân các tuyến và quy định thời gian đi lại cho người điều khiên và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

+ Quy định các tuyến đường cấm đi, đường một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe và lắp đặt các thiết bị báo hiệu đường bộ.

+ Thông báo khi có sự thay đổi về việc phân luồng, phân tuyến, thời gian đi lại tạm thời hoặc lâu dài; thực hiện các biện pháp ứng cứu khi có sự cố xảy ra và các biện pháp khác về đi lại trên đường bộ để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.

2.2. Quy định về trách nhiệm tổ chức giao thông

- Căn cứ theo Khoản 2, Điều 37, Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về trách nhiệm tổ chức giao thông là:

+ Người có thẩm quyền quy định trách nhiệm tổ chức giao thông trên hệ thống quốc lộ là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

+ Người có thẩm quyền quy định trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2.3. Quy định về trách nhiệm điều khiển giao thông của cảnh sát

- Căn cứ Khoản 3, Điều 37, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định về trách nhiệm điều khiển giao thông của cảnh sát là:

+ Cảnh sát giao thông có trách nhiệm chỉ huy, điều khiển giao thông; hướng dẫn, bắt buộc người tham gia chấp hành quy tắc giao thông.

+ Cảnh sát giao thông có trách nhiệm xử lý các tình huống gây ách tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về đảm bảo an ninh, trật tự được tạm thời đình chỉ lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng xe, đỗ xe.

Bài viết trên đây, Luật Hoàng Anh đã làm rõ quy định của pháp luật hiện hành về tổ chức giao thông và điều khiển giao trên đường bộ.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư