2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Đường sắt (vận tải đường sắt) là loại hình vận chuyển/ vận tải hành khách và hàng hóa bằng phương tiện có bánh được thiết kế để chạy trên loại đường đặc biệt là đường ray. Đường ray bao gồm hai thanh thép chạy song song với nhau được đặt cố định xuống nền là các thành chịu lực bằng gỗ, bê tông, hay sắt thép và khoảng cách giữa hai đường ray được duy trì cố định. Các thanh ray và tà vẹt đặt trên nền đã được cải tạo có khả năng chịu lực nén lớn như nền rải đá, nền bê tông. Chạy trên đường ray là đoàn tàu – một chuỗi các phương tiện tự vận hành – là đầu tàu, hoặc không tự vận hành – là toa tàu nối với nhau. Tiếp xúc với đường ray là bánh thép. Các toa tàu di chuyển trên đường ray với lực ma sát ít hơn rất nhiều so với các phương tiện dùng bánh cao su trên đường thông thường và do đó đầu tàu dùng kéo các toa tàu sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. Tổng chiều dài đường sắt trên thế giới khoảng 1,2 triệu km.Các toa tàu ngày càng tiện nghi phát triển ngày càng đa dạng,tốc đọ tàu chạy tiến tân nhất lên tới 250-300km/h. Tàu chạy trên đệm từ có thể đặt đến 500km/h.
Hiện nay, vẫn chưa có khái niệm cụ thể nào về Luật đường sắt, tuy nhiện dựa trên khái niệm đường sắt, ta có thể hiểu Luật đường sắt là một văn bản quy phạm pháp luật được lập ra để đảm bảo an toàn trong tham gia giao thông đường sắt.
Luật này quy định về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt; phương tiện giao thông đường sắt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đường sắt; quy tắc, tín hiệu giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt; kinh doanh đường sắt.
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến hoạt động đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Bộ Luật đường sắt năm 2005 áp dụng Luật vào thực tiễn cuộc sống, Bộ Luật đường sắt năm 2005 đã bộc lộ nhiều điểm bất cập, gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật và gây ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông đường sắt của người dân. Cụ thể là Bộ Luật đường sắt năm 2005 quy định quá chi tiết, cụ thẻ mang tính kỹ thuật chuyên ngành thuần túy nhiều hơn. Một số điều được quy định trong Luật này vẫn còn chưa phù hợp cho việc đảm bảo an toàn giao thông đường sắt.
Luật này quy định về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, bảo vệ, quản lý, bảo trì và phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt; công nghiệp đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt; tín hiệu, quy tắc giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt; kinh doanh đường sắt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đường sắt; quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt.
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến hoạt động đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bộ Luật đường sắt 2017 ra đời với nhiều điểm mới có thể kể đến đó là phạm vi điều chỉnh ở luật này không còn quy định chi tiết, cụ thể, không mang tính chất kỹ thuật chuyên ngành thuần túy nữa; đối tượng điều chỉnh của luật này hướng đến các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến hoạt động đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh