2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Điều 70, Chương VI, Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 ngày 13/11/2008 quy định trách nhiệm của người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải hành khách như sau:
“Điều 70. Trách nhiệm của người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải hành khách
1. Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn của xe trước khi khởi hành.
2. Có thái độ văn minh, lịch sự, hướng dẫn hành khách ngồi đúng nơi quy định.
3. Kiểm tra việc sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa bảo đảm an toàn.
4. Có biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của hành khách đi xe, giữ gìn trật tự, vệ sinh trong xe.
5. Đóng cửa lên xuống của xe trước và trong khi xe chạy.”
- Căn cứ tại Điều 70, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định trách nhiệm của người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải hành khách:
Về trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp: Tận tuy với công việc được giao, có ý thức giữ gìn bảo vệ người, hàng hóa, phương tiện; tôn trọng, cảm thông và hết lòng phục vụ hành khách đi xe; luôn có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành; tôn trọng luật pháp, thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ và những yêu cầu nghề nghiệp; trung thực, khách quan, có tinh thần học tập để nâng cao trình độ.
Về kiến thức: Người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải hành khách phải có kiến thức cơ bản về nghiệp vụ vận tải bằng ô tô, một số nội dung lái xe cần lưu ý khi điều khiển phương tiện để đảm bảo giao thông; hiểu biết các quy định của pháp luật về vận tải đường bộ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp; có hiểu biết để áp dụng được vào thực tế các nội dung, nhiệm vụ của người lái xe trong Quy trình đảm bảo an toàn giao thông; có kiến thức cơ bản để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu thông thường xảy ra đối với hành khách khi đang lưu thông trên đường.
Người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải hành khách phải thực hiện kiểm tra đảm bảo tình trạng an toàn kỹ thuật của phương gồm: kiểm tra thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe (đối với những xe bắt buộc phải lắp theo quy định) đảm bảo tình trạng hoạt động tốt; kiểm tra hệ thống lái; kiểm tra các bánh xe; kiểm tra hệ thống phanh; hệ thống đèn, còi; thông tin niêm yết trên xe.
Người lái xe phải chấp hành nghiêm các quy định về an toàn giao thông trong quá trình điều khiển phương tiện để vận chuyển hành khách, hàng hóa, chấp hành quy định về thời gian người lái xe liên tục, thời gian làm việc trong ngày của người lái xe, quy định về tốc độ, hành trình chạy xe, thiết bị giám sát hành trình, camera đảm bảo luôn hoạt động; báo cáo ngay thời gian, địa điểm và nguyên nhân khi xảy ra sự cố mất an toàn giao thông để đơn vị có biện pháp xử lý kịp thời.
Trách nhiệm của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải hành khách:
Đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo đúng mẫu của doanh nghiệp, hợp tác xã đã quy định; mang theo Lệnh vận chuyển đối với chuyến xe đang khai thác.
Có trách nhiệm đảm bảo mọi hành khách trên xe đều có vé; hướng dẫn, sắp xếp cho hành khách ngồi, nằm đúng chỗ theo vé, phổ biến các quy định khi đi xe, giúp đỡ hành khách; bố trí chỗ ngồi, nằm ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em; có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự; có trách nhiệm sơ cứu hành khách có biểu hiện đau ốm, sinh nở.
Có trách nhiệm yêu cầu bến xe khách xác nhận thông tin quy định trong Lệnh vận chuyển trước khi xe xuất bến và khi xe về bến.
Có trách nhiệm chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
Có trách nhiệm từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không đảm bảo các điều kiện về an toàn, phương tiện không lắp thiết bị giám sát hành trình, camera hoặc có lắp thiết bị nhưng không hoạt động theo quy định.
Giữ gìn vệ sinh phương tiện, không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe.
Có trách nhiệm điều khiển xe có mặt tại bến xe khách trước giờ xe xuất bến tối thiểu 10 phút để thực hiện công tác kiểm tra an toàn kỹ thuật và các tác nghiệp khác tại bến xe theo quy trình bảo đảm an toàn giao thông.
- Căn cứ Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:
Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không hỗ trợ, giúp đỡ hành khách đi xe là người cao tuổi, trẻ em không tự lên xuống xe được, người khuyết tật vận động hoặc khuyết tật thị giác; không mặc đồng phục, không đeo thẻ tên của nhân viên phục vụ trên xe theo quy định.
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với nhân viên phục vụ trên xe buýt thực hiện hành vi: Thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách; thu tiền vé cao hơn quy định.
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với nhân viên phục vụ trên xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định thực hiện hành vi: Thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách; thu tiền vé cao hơn quy định.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hành hung hành khách.
Bài viết trên đây, Luật Hoàng Anh đã trình bày quy định về trách nhiệm của người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải hành khách và áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh