2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện cần phải có đủ điều kiện để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Cần phải đủ tuổi và sức khỏe để điều khiển phương tiện. Vậy quy định về đủ độ tuổi và sức khỏe là như nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dưới bài viết dưới đây.
Điều 60, Chương V, Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 ngày 13/11/2008 quy định tuổi, sức khỏe của người lái xe như sau:
“ Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.”
- Căn cứ Khoản 1, Điều 60, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định độ tuổi của người lái xe:
Người đủ 16 tuổi trở lên thì được điều khiện xe máy. Cụ thể là với các độ tuổi:
Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50cm3. Xe gắn máy là xe 2 bánh hoặc 3 bánh, có lắp động cơ đốt trong có dung tích xi-lanh không lơn hơn 50cm3 và tốc độ thiết kế lớn nhất không quá 50 km/h.
Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi. Xe mô tô là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, di chuyển bằng động cơ có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên, trọng lượng không quá 400kg đối với mô tô hai banh hoặc sức chở từ 350kg đối với mô tô 3 bánh.
Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2). Máy kéo là loại xe gồm phần đầu máy tự di chuyển, được lái bằng cang hoặc vô lăng và rơ moóc được kéo theo( có thể tháo rời với phần đầu kéo). Hạng B2 dành cho các xe ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg; ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi cho người lái xe; máy kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg.
Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC). Hạng C dành cho các loại xe ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên; máy kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên; và các loại xe bằng B1, B2.
Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD). Hạng D dành cho các xe ô tô chở người từ 10 – 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; các loại xe ở hạng B1, B2 và C.
- Căn cứ Khoản 2, Điều 60, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định tiêu chuẩn sức khỏe và khám sức khỏe đối với người lái xe:
Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.
Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải quy định:
Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe: Tại Phụ lục số 01, Thông tư số 24/2015/TTLT-BGTVT ngày 21 tháng 08 năm 2015 quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe; bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe quy định tại trong bảng Phụ lục số 01 không áp dụng cho người lái xe mô tô hai banh có dung tích xi-lanh dưới 50cm3.
Khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe bao gồm thủ tục khám, trả sổ khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và mẫu sổ khám sức khỏe định kỳ của người lái xe áp dụng thống nhất theo quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2015/TTLT-BGTVT ngày 21 tháng 08 năm 2015 quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe.
Thủ tục khám, trả sổ khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô gồm có hồ sơ khám sức khỏe nộp tại cơ sở khám sức khỏe; sau khi nhận được hồ sơ KSK, cơ sở KSK thực hiện các công việc: Đối chiếu ảnh trong hồ sơ KSK với người đến KSK; đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã thực hiện việc đối chiếu; kiểm tra, đối chiếu giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với người giám hộ của người được KSK; hướng dẫn quy trình KSK cho người được KSK, người giám hộ của người được KSK (nếu có); cơ sở KSK thực hiện việc KSK theo quy trình.
Bài viết trên đây, Luật Hoàng Anh đã trình bày quy định về độ tuổi, sức khỏe của người lái xe được quy định trong pháp luật hiện hành.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh