Vận chuyển động vật sống được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:50 (GMT+7)

Bài viết trình bày quy định về vận chuyển động vật sống

1. Căn cứ pháp lý

Điều 77, Chương VI, Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 ngày 13/11/2008 quy định vận chuyển động vật sống như sau:

“ Điều 77. Vận chuyển động vật sống

1. Tùy theo loại động vật sống, người kinh doanh vận tải yêu cầu người thuê vận tải bố trí người áp tải để chăm sóc trong quá trình vận tải.

2. Người thuê vận tải chịu trách nhiệm về việc xếp, dỡ động vật sống theo hướng dẫn của người kinh doanh vận tải; trường hợp người thuê vận tải không thực hiện được thì phải trả cước, phí xếp, dỡ cho người kinh doanh vận tải.

3. Việc vận chuyển động vật sống trên đường phải tuân theo quy định của pháp luật về vệ sinh, phòng dịch và bảo vệ môi trường.”

2. Nội dung quy định

2.1. Quy định về việc chăm sóc động vật sống trong quá trình vận tải

- Căn cứ Khoản 1, Điều 77, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định về việc chăm sóc động vật sống trong quá trình vận tải:

Tùy theo loại động vật sống, người kinh doanh vận tải yêu cầu người thuê vận tải bố trí người áp tải để chăm sóc trong quá trình vận tải.

Đối với trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tươi sống và sơ chế, yêu cầu chung về vệ sinh thú y theo quy định tại Thông tư số 30/2012/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện vệ sinh thú y

Đối với động vật và sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.

 Đối với động vật và sản phẩm động vật nhập vào địa bàn tỉnh: Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 4, khoản 4 Điều 5 của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.

Vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trong địa bàn tỉnh: Vận chuyển sản phẩm động vật từ địa bàn huyện này sang địa bàn huyện khác phải có chứng minh nguồn gốc; sản phẩm động vật có dấu kiểm soát giết mổ đóng trên thân thịt.

Trách nhiệm của chủ hàng và chủ phương tiện vận chuyển: Chấp hành nghiêm các quy định về kiểm dịch vận chuyển của Luật Thú y và pháp luật có liên quan, thực hiện nộp đầy đủ phí, lệ phí kiểm dịch theo quy định; chịu trách nhiệm nuôi giữ, chăm sóc động vật, bảo quản sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển, nội dung khai báo kiểm dịch; bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường trong quá trình vận chuyển theo quy định; trả kinh phí xử lý, bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

2.2. Quy định về việc xếp, dỡ động vật sống của người thuê vận tải

- Căn cứ Khoản 2, Điều 77, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định về việc xếp, dỡ động vật sống của người thuê vận tải:

Người thuê vận tải chịu trách nhiệm về việc xếp, dỡ động vật sống theo hướng dẫn của người kinh doanh vận tải; trường hợp người thuê vận tải không thực hiện được thì phải trả cước, phí xếp, dỡ cho người kinh doanh vận tải.

Người thuê vận tải xếp, dỡ động vật sống một cách hợp lý an toàn, dùng bao bì phù hợp, phương tiện phù hợp, có phương án xếp dỡ đúng quy cách góp phần đáng kể làm cho vận tải hàng hóa đường bộ trở nên an toàn hơn.

2.3. Quy định về việc vận tải động vật sống phải tuân thủ pháp luật về vệ sinh, phòng dịch và bảo vệ môi trường

- Căn cứ Khoản 3, Điều 77, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định về việc vận tải động vật sống phải tuân thủ pháp luật về vệ sinh, phòng dịch và bảo vệ môi trường:

Trong quá trình vận chuyển động vật sống cần đảm bảo các yêu cầu: Khoang chứa động vật: Được thiết kế, chế tạo chắc chắn, an toàn và phù hợp với việc vận chuyển động vật nhằm bảo vệ động vật trong suốt quá trình vận chuyển; có kết cấu thuận tiện cho việc bốc dỡ, kiểm tra, xử lý, vệ sinh, tiêu độc khử trùng, trước, trong và sau quá trình vận chuyển. Sàn được làm bằng vật liệu chắc chắn, chống thấm, chống sự ăn mòn của các chất thải, chất tẩy rửa; mặt sàn đảm bảo kín, bằng phẳng, không trơn trượt và thiết kế có khả năng thoát nước tốt. Khoang chứa động vật được thiết kế đảm bảo không có những cạnh sắc, nhọn để tránh gây tổn thương cho động vật trong quá trình vận chuyển.

Phương tiện vận chuyển động vật sống phải có khoang chứa hàng phải kín, tách biệt với môi trường bên ngoài, ngăn ngừa được sự tác động bất lợi đến chất lượng sản phẩm. Khoang chứa hàng được làm bằng vật liệu chống thấm, chống sự ăn mòn, không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dễ vệ sinh tiêu độc, khử trùng.

Thiết bị, dụng cụ sử dụng trong quá trình vận chuyển động vật: Dụng cụ nhốt giữ động vật (lồng, hộp, cũi). Chắc chắn, đảm bảo cho việc bảo vệ động vật trong suốt quá trình vận chuyển. Thiết kế trơn, nhẵn, đảm bảo không có những cạnh sắc, nhọn để tránh gây thương tích cho động vật trong quá trình vận chuyển. Kích thước phù hợp, đảm bảo cung cấp đủ không gian để động vật có thể đứng, nằm ở vị trí tự nhiên. Đảm bảo sự thông khí cần thiết trong quá trình vận chuyển. Dễ dàng cho việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc. Trang thiết bị, dụng cụ khác. Đối với hành trình vận chuyển dài ngày phải được cung cấp các trang thiết bị, dụng cụ khám, chữa bệnh và thuốc thú y. Dụng cụ để chứa đựng thức ăn, nước uống trong quá trình vận chuyển phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng. Có thiết bị chiếu sáng cầm tay để có thể kiểm tra, chăm sóc động vật vào ban đêm. Chất độn lót.

Bài viết trên đây, Luật Hoàng Anh đã đi tìm hiểu quy định của pháp luật hiện hành về việc vận chuyển động vật sống.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư