2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Điều 81, Chương VI, Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 ngày 13/11/2008 quy định vận tải đa phương thức như sau:
“ Điều 81. Vận tải đa phương thức
1. Vận tải đa phương thức quy định trong Luật này là việc vận chuyển hàng hóa từ địa điểm nhận hàng đến địa điểm trả hàng cho người nhận hàng bằng ít nhất hai phương thức vận tải, trong đó có phương thức vận tải bằng đường bộ trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức.
2. Chính phủ quy định cụ thể về vận tải đa phương thức.”
- Căn cứ Khoản 1, Khoản 2, Điều 81, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định về vận tải đa phương thức:
Cụ thể Chính phủ đã ban hành Nghị định số 87/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 quy định về vận tải đa phương thức:
Vận tải đa phương thức là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức. Gồm có vận tải đa phương thức quốc tế và vận tải đa phương thức nội địa. Vận tải đa phương thức quốc tế là vận tải đa phương thức từ nơi người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa ở Việt Nam đến một địa điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước khác và ngược lại. Vận tải đa phương thức nội địa là vận tải đa phương thức được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức:
Phương thức vận tải bằng đường bộ là phương thức vận tải đa phương thức nội địa: Chỉ doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam mới được kinh doanh vận tải đa phương thức nội địa và phải đáp ứng các điều kiện sau: Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức; có hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức. Người kinh doanh các phương thức vận tải tham gia vào hoạt động vận tải đa phương thức nội địa phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật tương đương với mỗi phương thức vận tải.
Vận tải đa phương thức quốc tế: Doanh nghiệp, Hợp tác xã Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi có đủ các điều kiện sau đây: Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế. Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương; có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương; có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.
Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi có đủ các điều kiện sau đây: Là doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đầu tư trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế; có tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương; có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương; có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.
Doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi có đủ các điều kiện sau đây: Được cấp phép hoặc được đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế tại cơ quan có thẩm quyền của nước đó; có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương; có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế của Việt Nam.
Về việc cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế: Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế trực tiếp tại Văn phòng Bộ Giao thông vận tải hoặc qua đường bưu chính. Hồ sơ bao gồm:
Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế. Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc bản sao chứng thực Giấy phép đầu tư trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.
Xác nhận giá trị tài sản doanh nghiệp của cơ quan tài chính quản lý doanh nghiệp hoặc Kiểm toán Nhà nước, doanh nghiệp kiểm toán. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện kiểm toán thì phải được tổ chức ngân hàng bảo lãnh tương đương.
Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế trực tiếp tại Văn phòng Bộ Giao thông vận tải hoặc qua đường bưu chính. Hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế do Cơ quan có thẩm quyền nước đó cấp và đã được hợp pháp hóa lãnh sự. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế cho doanh nghiệp. Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp.
Bài viết trên đây Luật Hoàng Anh đã tìm hiểu về quy định về vận tải đa phương thức được pháp luật hiện hành quy định.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh